Nên bọc răng sứ cho răng hô hay niềng răng

Tác giả: La Cao Hồng Lộc. Ngày đăng: 25-03-2017

Nên bọc răng sứ cho răng hô hay niềng răng Nếu bạn ngại phải dùng đến phương pháp niềng răng để chỉnh răng hô vì nó phải tốn nhiều thời gian mới thấy được hiệu quả và có thể bị đau trong quá trình thực hiện, thì bọc răng sứ cho răng hô là một giải pháp phục hình mới với kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao cho bạn

Bọc răng sứ cho răng hô như thế nào

Răng hô là tình trạng các răng ở hàm trên mọc vươn ra bên ngoài so với hàm dưới. Khi bị hô nó sẽ làm tổng thể gương mặt của bạn không được thẩm mỹ, ảnh hưởng đến việc ăn nhai của bạn vì khớp cắn của hàm bị lệch, tình trạng này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, gây ra một số bệnh lý như: đau đầu, đau lưng, đau dạ dày…

Bọc răng sứ là giải pháp mài các thân răng thật để làm cùi răng, sau đó đắp mão răng sứ lên trên để cải thiện tình trạng hô. Các mão răng sứ này được chế tác dựa trên mẫu thông tin dấu hàm về: màu sắc, kích thước, hình dáng tương thích với các răng khác trẹn cung hàm, đảm bảo sự hòa hợp thẩm mỹ giữa các răng sau phục hình.

Bọc răng sứ cho răng hô yêu cầu mài bớt răng để làm cùi nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến mô răng thật. Quá trình mài răng đòi hỏi cần được bác sĩ có tay nghề cao thực hiện, việc mài răng đúng tiêu chuẩn, vừa để cố định vững chắc mão răng bên trên vừa không gây tổn thương đến lớp tủy răng bên trong.

Nên bọc răng sứ cho răng hô hay niềng răng

Nên hay không nên bọc răng sứ cho răng hô

 

Các bước bọc răng sứ cho răng hô như thế nào

Bước 1: Kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng. Không phải trong trường hợp nào bọc răng sứ cho răng hô cũng mang lại hiệu quả cao nên các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ, dựa trên kết quả và từ đó tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp và chi tiết cho bạn.

Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, mài cùi và lấy dấu răng. Dấu răng sẽ được chuyển cho kỹ thuật viên để thiết kế răng sứ. Trong quá trình chờ răng sứ thiết kế xong, bác sĩ sẽ gắn cho bạn răng tạm để đảm bảo tính thẩm mỹ và việc ăn nhai.

Bước 3: Sau khi răng sứ hoàn thành, bác sĩ sẽ gắn thử lên cùi răng của bạn, nếu đã phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và bạn đã thấy hài lòng, bác sĩ sẽ cố định răng sứ vào cùi răng. Đến đây thì quá trình bọc sứ cho răng hô đã được hoàn thành.

 

So sánh bọc răng sứ cho răng hô với phương pháp niềng răng

  • Niềng răng cho trường hợp bị hô là phương pháp vừa có tác dụng nắn chỉnh răng về vị trí phù hợp để đem lại hiệu quả thẩm mỹ vừa không gây tổn thương cho xương, nướu và răng. Trong khi đó, bọc răng sứ cho răng hô lại yêu cầu mài bớt răng để làm cùi nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến mô răng thật.

Quá trình mài răng đòi hỏi cần được bác sĩ có tay nghề cao thực hiện, việc mài răng đúng tiêu chuẩn, vừa để cố định vững chắc mão răng bên trên vừa không gây tổn thương đến lớp tủy răng bên trong.

  • Niềng răng cho trường hợp bị hô được tác động bởi các lực kéo bền bỉ và ổn định của các mắc cài nên không gây đau nhức, ê buốt răng sau khi chỉnh nha. Các mắc cài di chuyển răng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ trước đó, giúp bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra được sự thay đổi tích cực trên cung hàm. Sau thời gian chỉnh nha, xương, nướu và răng sẽ không bị yếu đi do chỉnh nha mà răng sẽ thay đổi tích cực hơn, đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
  • Đặc biệt, sau khi niềng răng các răng sinh lý của bạn hoàn toàn có thể ăn nhai thoải mái và không bị bất cứ tác động nào lên mô răng. Trong khi đó, nếu bọc răng sứ cho răng hô bạn vẫn có thể phải có một số kiêng khem nhất định trong việc ăn uống để tránh không làm tổn thương (vỡ, mẻ, sút…) răng sứ.

Nên bọc răng sứ cho răng hô hay niềng răng-hình 2

So sánh giữa niềng răng với bọc răng sứ cho răng hô

Tuy niềng rằng cần có thời gian điều trị khá dài, niềng răng có điểm ưu việt hơn là giúp bạn bảo tồn được mô răng thật của mình mà vẫn được sở hữu một hàm răng đều đẹp như ý.

 

Cùng chuyên mục

Sau rang so 8 hinh ava

Cần lưu ý gì khi chữa trị sâu răng số 8. Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, là răng nằm ở vị trí trong cùng và mọc sau cùng, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Răng khôn gần như không thực hiện chức năng ăn nhai nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong sự liên kết hoàn hảo của nướu răng ...

Nha Khoa

- 25/04/2017

Sau rang cua hinh ava

Cách khắc phục tình trạng sâu răng cửa. Sâu răng hàm hay sâu răng cửa là sự phá hủy của các mô răng thật (bao gồm ngà răng và men răng) dưới tác động của vi khuẩn và acid phân hủy liên kết cứng của ngà răng và men răng. Do đó cần phải khắc phục ngay vấn đề sâu răng cửa để hạn chế tác hại của sâu ...

Nha Khoa

- 25/04/2017

Sau rang gay hoi mieng hinh ava

Cách khắc phục sâu răng gây hôi miệng. Sâu răng và cách điều trị đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên nguyên nhân bị sâu răng chủ yếu là vệ sinh răng miệng không đúng hoặc bất kỳ chấn thương nào của răng. Sâu quả của sâu răng không nghiêm trọng nhưng cũng đáng ngại, trong đó cụ thể như hiện ...

Nha Khoa

- 25/04/2017

Cach chua sau rang dan gian hinh ava

Tổng hợp giúp bạn các cách chữa sâu răng dân gian. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, viêm lợi, vỡ răng,.. tình trạng sâu răng hay răng hàm hay ở bất kì vị trí nào của răng cũng có thể bị sâu. Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị ...

Nha Khoa

- 25/04/2017

Sau rang ham tren hinh ava

Sâu răng hàm trên do đâu và cách trị như thế nào? Sâu răng hàm nói chung và sâu răng hàm trên nói riêng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sâu răng và cách điều trị sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp bảo vệ răng hiệu quả cho bản thân cũn...

Nha Khoa

- 21/04/2017