Khi nào nên chỉnh nha cố định?

Tác giả: Duyen Nguyen. Ngày đăng: 09-05-2017

Khi nào nên chỉnh nha cố định? Khi nào nên chỉnh nha cố định là câu hỏi hiện nay được nhiều khách hàng quan tâm. Xã hội phát triển dẫn đến nhu cầu chỉnh nha thẩm mỹ của chúng ta cũng vì thế mà tăng lên. Để có câu trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Chỉnh nha cố định là gì?

Chỉnh nha cố định là phương pháp sử dụng các khí cụ gắn (dán lên bề mặt răng), qua đó bác sĩ chỉnh nha sẽ điều chỉnh, dịch chuyển răng đều về vị trí mong muốn. Khi hoàn tất, các khí cụ gắn trên răng sẽ được tháo ra và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến men răng.

Chỉnh nha giúp bạn có một hàm răng đẹp như ý. Hơn thế nữa, sau khi chỉnh nha thì nguy cơ bị các bệnh về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi… sẽ giảm thiểu đi rất nhiều bởi răng không đều và chen chúc thường rất khó làm sạch, sau khi chỉnh nha xong bạn có thể dễ dàng hơn trong việc vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, chỉnh nha còn cải thiện việc phát âm, khả năng ăn nhai, giúp cho xương hàm cùng các cơ nhai phát triển đúng, giảm nguy cơ chấn thương răng.

Khi nào nên chỉnh nha cố định?

                                 Chỉnh nha cố định giúp bạn có một hàm răng đẹp như ý

Một số loại chỉnh nha cố định:

– Chỉnh nha mắc cài mặt ngoài.

– Chỉnh nha mắc cài mặt trong (mặt lưỡi)

– Các khí cụ chỉnh nha đặc biệt như: khí cụ giữ chỗ (khi trẻ bị mất răng sữa sớm thì khí cụ giữ chỗ dùng để giữ khoảng cách giữa các răng cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên) hay khí cụ được sử dụng để kiểm soát tật mút ngón tay hay tật đẩy lưỡi do bất tiện khi ăn uống nên khí cụ này thường là biện pháp cuối cùng để lựa chọn.

Khi nào nên chỉnh nha cố định?

1.Hàm răng bị hô

Hàm hô là trường hợp hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới rất mất thẩm mỹ. Hô là một trong những trường hợp bệnh nhân tìm đến bác sĩ chỉnh nha nhiều nhất. Trước kia, khi điều trị chỉnh hàm hô thường phải kết hợp nhổ răng và thời gian chỉnh nha khá lâu. Với kỹ thuật chỉnh nha ngày nay, bạn không cần lo lắng quá nhiều bởi thời gian điều trị chỉnh nha cố định trung bình chỉ trong khoảng từ 18-24 tháng và có rất ít trường hợp bác sĩ chỉ định nhổ răng.

 

Khi nào nên chỉnh nha cố định? -hình 2

                              Hàm hô, hàm móm thường được chỉ định chỉnh nha cố định

2.Hàm răng bị móm

Hàm móm là trường hợp hàm dưới phát triển quá mức. Móm sẽ dẫn đến tình trạng cắn ngược, răng cửa dưới ở ngoài so với răng cửa trên hoặc răng cửa dưới và răng cửa trên khi cắn sẽ bị chạm vào nhau. Điều này rất bất tiện, chỉnh nha cố định là một trong những kỹ thuật nha khoa được chỉ định trong trường hợp này.

3.Hàm răng mọc lệch lạc, chen chúc nhau

Trường hợp răng mọc lệch lạc, chen chúc nhau khá phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết các ca chỉnh nha cố định thì các bệnh nhân đều gặp phải tình trạng này. Răng mọc không đều sẽ rất khó vệ sinh răng miệng và dễ phát sinh ra các bệnh lý. Trước kia, nếu răng chen chúc thì thường bệnh nhân phải nhổ bớt răng. Tuy nhiên, hiện nay với các phương pháp điều trị chỉnh nha cố định tiên tiến thì khả năng nhổ răng là rất ít, bạn chỉ phải mất khoảng 12-18 tháng điều trị.

4.Mất răng hoặc thiếu răng bẩm sinh

Trong một số trường hợp mất răng hoặc thiếu răng bẩm sinh thì bạn cũng có thể được bác sĩ chỉ định chỉnh nha thay thế cho các phương pháp làm cầu răng hay cấy ghép implant.

Chỉnh nha cố định 1 hàm khi nào?

Nếu răng của bạn có hàm dưới bình thường, chỉ có hàm trên mọc chìa ra mất cân đối với hàm dưới thì các bác sĩ có thể chỉ định bạn chỉnh nha cố định 1 hàm. Bạn nên đến thăm khám tại các trung tâm nha khoa để biết mình cần làm loại chỉnh nha cố định nào nhé.

Cùng chuyên mục

Chinh nha mat bao lau hinh ava

Thời gian chỉnh nha mất bao lâu? Chỉnh nha thẩm mỹ là phương pháp giúp những người có vấn đề về răng miệng như: Hàm răng móm, răng lệch lạc hay là răng hô… có thể có được một hàm răng đẹp như ý, để có nụ cười tươi xinh và tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày. Vậy chỉnh nha mất bao lâu để có được ...

Nha Khoa

- 08/05/2017

Tram rang la gi hinh ava

Trám răng là gì? Hiện nay, trám răng, trám răng sâu là biện pháp phổ biến, quen thuộc trong điều trị và phòng ngừa nha khoa. Tuy nhiên, bản chất của trám răng là gì? Ưu nhược điểm của trám răng là gì? Là những câu hỏi chung của nhiều người.

Nha Khoa

- 05/05/2017

Tram rang me hinh ava

Tại sao phải trám răng mẻ? Răng bị mẻ tức là cấu trúc răng đã bị tổn thương. Bạn không cảm thấy đau nhức nhiều có thể do vết mẻ nhỏ nhưng việc thăm khám là không thể bỏ qua. Để đảm bảo tính thẩm mỹ răng nhiều người lựa chọn phương pháp trám răng để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên lý do thật s...

Nha Khoa

- 05/05/2017

Tram rang lay tuy hinh ava

Phương pháp trám răng lấy tủy như thế nào? Lấy tủy răng là thủ thuật mà các nha sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần tủy răng – một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Lấy tủy răng là việc bất đắc dĩ phải làm khi trám răng hoặc tủy răng bị tổn thương mà không thể hồi phục được...

Nha Khoa

- 05/05/2017

Chinh rang thua o dau hinh ava

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ chỉnh răng thưa ở đâu tốt. Răng bị thưa nghĩa là các cạnh răng không sát khít lại với nhau. Khi đó, bạn có thể chữa răng thưa bằng cách làm sao cho các cạnh răng sát khít lại với nhau. Nhưng một vấn đề luôn được nhiều người quan tâm là địa chỉ chỉnh răng thưa ở đâu tốt h...

Nha Khoa

- 05/05/2017