Viêm nang lông da đầu có chữa được không?

Tác giả: hoaithuong. Ngày đăng: 18-05-2017

Viêm nang lông da đầu có chữa được không?. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc là do viêm nang lông da đầu. Vì vậy, để cải thiện tình trạng rụng tóc cần điều trị dứt điểm bệnh viêm nang lông da đầu.

Biểu hiện của bệnh viêm nang lông da đầu

Bệnh viêm nang lông da đầu hay gặp ở những người đầu nhiều dầu do vi khuẩn liên tụ cầu Proteus hoặc nấm trichophyton gây nên. Những người lao động vất vả đầu tóc luôn đẫm mồ hôi, bụi bặm mà ít được tắm gội hay người vì gội quá nhiều, dùng dầu gội có độ tẩy gầu cao, lại hay cào vò làm xây xước da đầu mà dẫn đến viêm chân tóc.

Viêm nang lông da đầu có chữa được không?-hình 1

Viêm nang lông da đầu


Bệnh viêm nang lông da đầu biểu hiện bằng các sần nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vẩy, rất ngứa, mọc nhiều nhất ở vùng gáy, hai bên tóc mai. Nếu bệnh viêm nang lông da đầu nặng, sần có thể lan cả đến vùng râu, lông nách, lông mi, tiến triển dai dẳng nhiều tháng nhiều năm. Nếu gãi nhiều, có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát, gây chốc lở, nổi hạch đau hai bên cổ. Viêm chân tóc mãn tính có thể dẫn tới suy nhược thần kinh, ngủ kém, hay cáu kỉnh, giảm sút trí nhớ.
Bệnh viêm nang lông da đầu có biểu hiện là những vết sần ở chân các sợi tóc. Các sần này nổi cao hơn mặt da. Đôi khi có một vảy tiết dính ở phía trên sần.

Viêm nang lông da đầu có chữa được không?-hình 2

Viêm nang lông da đầu biến chuyển nặng


Điều trị bệnh viêm nang lông da đầu

Theo Đ ông Y về viêm nang lông da đầu
Trong đông y có một số bài thuốc đơn giản giúp chữa bệnh viêm nang lông da đầu. Tuy nhiên bạn không nên tự ý làm theo, cần hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện để có kết quả tốt.
Bồ kết nướng 1 trái vừa vàng rồi ngâm vào nước sôi. Để nguội sau đó xối lên tóc rồi lấy lược chải. Khoảng 1 tuần sau là hết.
Gừng già tươi: 9 lát mỏng. Tất cả cho vào nồi (siêu) đất và cho 3 bát (chén) nước đầy, sắc vừa lửa còn 1 bát để uống thuốc khi còn nóng. Bạn nên uống sau bữa ăn chiều. Ngày chỉ cần uống 1 lần, uống liên tục từ 7 – 10 ngày. Nếu thuốc quá đắng và khó uống, có thể uống kèm nước dừa tươi sau khi đã uống xong thuốc sắc.
Theo Tây Y về viêm nang lông da đầu
Điều trị bệnh viêm nang lông da đầu không đơn giản vì phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh (khi có nhiễm khuẩn nặng, nổi hạch đau ở cổ), thuốc kháng khuẩn tại chỗ, thuốc an thần chống ngứa và thuốc chống dị ứng. Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ có chỉ định thích hợp. Để thuốc có tác dụng, bệnh nhân phải biết căn nguyên của bệnh và tự giác thực hiện một chế độ gội đầu hợp lý: không gội quá nhiều, không dùng nước gội có độ tẩy gầu cao, không cào vò mạnh làm xây xước da đầu, không làm tróc vẩy các mụn.
Nếu tổn thương da tiết dịch nhiều thì bôi các dung dịch sát khuẩn như castelani, BIS. Nếu tổn thương khô hơn thì bôi một trong các thuốc có chứa corticoid có hoạt phổ mạnh như: temproson, gentrison, caditrigel… ngày bôi 2 lần trong 2 – 3 tuần. Để giảm ngứa thì phải uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin, chlopheniramin một đợt từ 5 – 10 ngày. Để diệt khuẩn thì phải uống một trong các kháng sinh sau: cefixim, roxithromycin. Sử dụng kháng sinh một đợt trong 7 – 10 ngày.
Lời khuyên của bác sĩ về viêm nang lông da đầu
Muốn biết chính xác có phải bạn bị viêm nang lông da đầu hay không phải đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để bác sĩ căn cứ vào tình hình bệnh cụ thể mà có chỉ định phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý bôi thuốc bởi nếu sử dụng thuốc không hợp lý sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn ngày càng nặng thêm. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh viêm nang lông da đầu có thể chữa khỏi.

 

Cùng chuyên mục

Noi mun nhot o vung kin la gi hinh avatar

Nổi mụn nhọt ở vùng kín do đâu?.Nổi mụn nhọt ở vùng kín không chỉ gây ra những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có thể chính là nguyên nhân khiến cho các chị em bị viêm nhiễm hay là nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi có biểu hiện nổi mụn nhọt ở vùng kín các c...

Da liễu

- 09/06/2017

Benh pemphigoid hinh avatar

Bệnh Pemphigiod bọng nước có nguy hiểm không?.Bệnh Pemphigoid bong nước là bệnh da bọng nước tự miễn, bọng nước nằm dưới thượng bì. Bệnh Pemphigoid hay gặp ở người lớn tuổi, từ 50-60 tuổi trở lên, đặc biệt là trên 70 tuổi, có thể gặp ở người trẻ nhưng rất hiếm ở trẻ em. Nam và nữ mắc bệnh như nha...

Da liễu

- 09/06/2017

Benh pemphigus hinh avatar

Bệnh Pemphigus – bệnh da bọng nước tự miễn. Bệnh Pemphigus thuộc nhóm bệnh da có bọng nước tự miễn đặc trưng bởi tổn thương bọng nước ở da và niêm mạc. Nguyên nhân của bệnh Pemphigus là do xuất hiện tự kháng thể chống lại bề mặt tế bào gai, dẫn đến mất liên kết giữa các tế bào này.

Da liễu

- 09/06/2017

Hoi chung stevens johnson hinh avatar

hội chứng stevens Johnson có nguy hiểm không? Hội chứng Stevens Johnson là một hội chứng đặc trưng bởi các thương tổn đa dạng ở da và niêm mạc. Căn nguyên của hội chứng Stevens Johnson do dị ứng thuốc hoặc nhiễm trùng. Hội chứng Stevens Johnson thường bắt đầu bằng các triệu chứng giống như cúm, s...

Da liễu

- 09/06/2017

Hoi chung lyell hinh avatar

Hội chứng Lyell có nguy hiểm không?.Hội chứng Lyell còn được gọi là hoại tử thượng bì do nhiễm độc (Toxic Epidermal Necrolysis – TEN) là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng da, niêm mạc và nội tạng, tiến triển nặng. Phần lớn nguyên nhân là do thuốc và đây là thể lâm sàng nặng nhất của dị ứng thuốc.

Da liễu

- 09/06/2017