Giải đáp thắc mắc bệnh chàm là gì?

Tác giả: Lợi Apple. Ngày đăng: 13-06-2017

Giải đáp thắc mắc bệnh chàm là gì? Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm hay còn gọi là eczema, là một nhóm bệnh có liên quan đến da. Ước tính, bệnh chàm - eczema ảnh hưởng đến 334 triệu người trên toàn cầu tính đến năm 2013. Hiện nay, số lượng người mắc bệnh chàm - eczema vẫn không ngừng tăng lên. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn đem đến những rắc rối trong sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng Finizz tìm hiểu rõ hơn bệnh chàm là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị bệnh chàm - eczema trong bài viết này.

Bệnh chàm là gì? Bệnh eczema là gì?

Eczema là tình trạng da bị thay đổi do viêm. Thông thường, eczema khiến da trở nên đỏ và khô, nặng hơn là nẻ và nứt da. Chàm - eczema có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt da của cơ thể.

Bệnh chàm - eczema là một vấn đề kinh niên đối với nhiều người. Bệnh thường khởi phát ngay từ bé và kết thúc ở tuổi trưởng thành. Bệnh nhân chàm gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh dị ứng khác như hen suyễn, dị ứng phấn hoa.

Có thể kể đến một số dạng khác của bệnh chàm như: chàm sữa, chàm môi, chàm khô,...

1. Bệnh chàm khô- Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm khô xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, phát triển qua nhiều giai đoạn với các biểu hiện cụ thể như sau:

– Ban đầu trên da xuất hiện các mảng tẩy đỏ, ngứa kèm theo nóng rồi sưng phù. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau này sẽ tạo thành mụn nước.

– Mụn nước hình thành có kích thước nhỏ như đầu đinh hoặc to nhưng bọng nước thành từng mảng dày.

– Mụn nước vỡ ra do người bệnh gãi hoặc do cọ xát tự nhiên, dịch chảy ra có màu vàng. Chỗ bọng nước vỡ ra tạo thành mảng chàm lổ chổ nhiều vết trợt hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm).

– Các lớp vảy dày trên da sau khi mụn nước bị vỡ sẽ bong ra, da chỗ đó bóng nhẵn và mỏng hơn. Lớp da mới tái tạo này sẽ tự rạn nứt bong vảy thành mảng dày. Sau một thời gian khá lâu nếu không có mụn nước tái phát, da sẽ trở lại bình thường không có sẹo, bởi vì tổn thương ở lớp thượng bì.

Giải đáp thắc mắc bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là gì?

2. Bệnh chàm sữa. Bệnh chàm ở trẻ em. Bệnh chàm là gì?

Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…

  • Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy.
  • Khi bị bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này.
  • Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 2 tuổi. Nếu sau 2 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.

3. Bệnh chàm tổ đỉa. Bệnh chàm là gì?

  • Xuất hiện nhiều mụn nước trắng trên các mảng da đỏ và nằm sâu dưới lớp thượng bì da. Mụn nước này có thể tự khô và bong tróc vảy trên bề mặt da.
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, khó chịu kéo dài dai dẳng.
  • Mụn sưng tấy đỏ ửng: đây là biểu hiện của bệnh chàm tổ đỉa đã bị nhiễm nặng. Khi ở trạng thái này thì người bệnh cũng có các dấu hiệu khác kèm theo như sốt, hạch cạnh vùng bị bệnh.

4. Bệnh chàm môi. Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm môi là tình trạng viêm môi với những dấu hiệu như: khô, rách mép hoặc nếp môi, đỏ và lan rộng. Bệnh chàm xuất hiện thường chia môi ra làm 3 khu vực là: bên cạnh môi, bên ngoài môi, và khía cạnh niêm mạc.

  •  Chàm môi là một ác mộng đối với làn môi. Mỗi khi bệnh xuất hiện, da sẽ có biểu hiện ngứa cùng với đó là những vết lở, đường nứt xung quanh môi, miệng gây đau đớn khó chịu khi ăn, khi uống, khi nói, cười… đôi khi có thể bị tróc vảy.
  • Nếu bị bệnh chàm môi mãn tính, làn môi sẽ bị đỏ, khô, rộng và nứt nẻ gây đau đớn. Chúng thường xuất hiện ở 2 mép môi và sẽ lan rộng ra nếu không giữ vệ sinh.

Nguyên nhân bệnh chàm eczema. Bệnh chàm là gì?

Cho đến nay, nguyên nhân bệnh chàm là gì chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố được nhiều người cho là có thể gây ra bệnh chàm - eczema. Các yếu tố đó bao gồm:

  • Di truyền học: Yếu tố này thường do sự bất thường của chức năng hệ thống miễn dịch. Đây được coi là nguyên nhân bệnh chàm - eczema phổ biến và đúng đắn nhất.
  • Môi trường: Môi trường ô nhiễm có độ ẩm và những vi khuẩn có thể khiến bệnh chàm - eczema khởi phát hoặc nặng hơn. Hơn nữa, khi sống trong môi trường ô nhiễm, làn da của chúng ta cũng trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương hơn.

Bệnh chàm có lây không? Bệnh chàm là gì?

  • Eczema không phải bệnh truyền nhiễm. Bạn sẽ không thể bị mắc căn bệnh này chỉ vì tiếp xúc với người mang bệnh.
  • Bệnh chàm chỉ bị lây truyền với những người có cùng huyết thống. Điều này khẳng định nguyên nhân gây bệnh eczema có yếu tố di truyền học.
  • Sau khi bị bệnh chàm, trẻ em sẽ có nguy cơ mắc các bệnh khác như hen suyễn và dị ứng.
  • Độ tuổi lúc sinh của phụ nữ: Theo thống kê, độ tuổi của mẹ càng lớn thì đứa trẻ càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Một số chất, đồ vật gây kích ứng da cũng có thể khiến bệnh phát triển nhanh và nặng hơn như len, sợi nhân tạo, chất tẩy rửa,...

Bệnh chàm và cách điều trị. Bệnh chàm là gì?

1. Thuốc chữa bệnh chàm. Bệnh chàm là gì?

Các loại thuốc thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh chàm - eczema bao gồm

  • Thuốc kháng viêm: những kem phủ, thuốc mỡ có chứa chất kháng viêm sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh chàm.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamines sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc bôi ngoài da để hỗ trợ điều trị chàm trong những trường hợp bệnh nặng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Khi sử dụng loại thuốc này, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, tránh gây tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc.

Nếu những đơn thuốc trên không hiệu quả, bác sỹ sẽ xem xét sử dụng các loại thuốc như kháng và chống viêm nặng hơn. Cùng với đó là một số loại kem bôi giúp kiểm soát tình trạng viêm, giảm các phản ứng hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cách này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và ko dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

2. Chữa bệnh chàm bằng đông y. Bệnh chàm là gì?

Bài thuốc 1:

  • Cần chuẩn bị: khổ sâm, phục linh, hoàng bá, bạch tiễn bì, hoàng cầm (mỗi loại 12g), sinh địa, hoạt thạch, kim ngân hoa (mỗi loại 20g), đạm trúc diệp 16g.
  • Cách làm thuốc: sắc tất cả các nguyên liệu này vào 1 lít nước, cạn còn 300ml thì uống, uống liên tục trong vài ngày để chữa bệnh chàm cấp tính.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: hậu phác, phục linh, trư linh, bạch tiễn bì (mỗi loại 12g), nhân trần 20g, trần bì 8g, trạch tả 16g.
  • Cách làm thuốc: sắc thuốc với 1 lít nước, cạn còn 300ml thì uống trong ngày. Đây là 1 trong các bài thuốc đông y chữa bệnh chàm hiệu qủa được rất nhiều bệnh nhân bị chàm tin dùng.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: cỏ màn trầu, ké đầu ngựa, cam thảo đất, kinh giới, kim ngân hoa, thổ phục linh (mỗi loại 20g), sài đất 100g.
  • Cách thực hiện: tất cả các nguyên liệu này đem sắc trong 1 lít nước, cạn còn 300ml thì uống, uống liên tục vài ngày là khỏi bệnh chàm cấp tính.

3. Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa. Bệnh chàm là gì?

Sử dụng dầu dừa hỗ trợ trị bệnh chàm là một phương pháp đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả rất cao. Bạn không phải mất quá nhiều tiền cho những đơn thuốc bôi hoặc uống.

Giải đáp thắc mắc bệnh chàm là gì?-hình 2

Người bệnh nên hiểu rõ bệnh chàm là gì để có cách chữa bệnh hiệu quả

Bạn chỉ cần thực hiện 1 trong 3 cách sau:

  • Bôi dầu dừa ngoài da

Bước 1: Rửa vùng da bị chàm bằng nước ấm, trong quá trình rửa matxa nhẹ nhàng sau đó lau khô bằng khăn mềm.

Bước 2: Lấy một ít dầu dừa nguyên chất rồi thoa lên vùng da bị chàm kết hợp với việc massage nhẹ nhàng khoảng 15-30 phút.

Bước 3: Rửa sạch lại vùng da vừa bôi dầu dừa rồi lau khô.

  • Ăn dầu dừa

Thay vì phải sử dụng các loại dầu thực vật trong quá trình nấu ăn thì bạn nên thay bằng dầu dừa nguyên chất. Các món xào, chiên, nấu ,món canh…không chỉ dùng dầu dừa hỗ trợ trị bệnh chàm tận gốc nguyên nhân bên trong cơ thể mà nó còn tăng thêm mùi vị ngon hơn hấp dẫn hơn cho các món ăn.

  • Uống dầu dừa

- Hằng ngày bạn có thể pha từ 2 -3 thìa café dầu dừa vào nước ấm để uống.

- Hoặc bạn có thể cho dầu dừa vào các ly kem hoặc ly sinh tố để uống cho đỡ cảm giác ngấy của dầu dừa.

Bạn có thể kết hợp một lúc 3 cách trên để chữa bệnh chàm từ bên trong lẫn bên ngoài, tuy nhiên người bệnh phải kiên trì thực hiện  thì hiệu quả mới nhanh chóng.

 

Cùng chuyên mục

Cach tri seo thuy dau hieu qua va nhanh chong ava

Cách trị sẹo thủy đậu hiệu quả và nhanh chóng. Bệnh thủy đậu gây ngứa ngáy khó chịu cho người bị bệnh và còn nguy cơ vô sinh nếu không chữa trị kịp thời. Nhưng dù chữa khỏi thì hậu quả sau đó là sẹo thâm, sẹo lõm sau thủy đậu. Theo chuyên gia sẹo thủy đậu khó điều trị, để điều trị được thì bạn cầ...

Da Liễu

- 19/05/2017

Cach cham soc tre bi thuy dau ava

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh thủy đậu, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng...

Da Liễu

- 19/05/2017

Nhung dieu can tranh khi bi thuy dau ava

Những điều cần tránh khi bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh khá nguy hiểm do virus gây ra, và cần có nhiều lưu ý, kiêng kị trong quá trình bị bệnh,...do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý những điều cần tránh khi bị bệnh thủy đậu để tránh những biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.

Da Liễu

- 18/05/2017

Benh thuy dau co lay khong ava

Bệnh thủy đậu có lây không? Thay vì đặt câu hỏi “Bệnh thủy đậu có lây không?”, bệnh nhân và người nhà nên thắc mắc: “Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?”. Bởi vì thủy đậu rất dễ lây truyền. Thủy đậu do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Mặc dù bệnh xảy ra đa số ở trẻ em, nhưng n...

Da Liễu

- 18/05/2017

Chua benh thuy dau ava

Bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất. Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc dịch tiết nên thường phát triển thành dịch.Thời tiết thay đổi, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứ...

Da Liễu

- 18/05/2017