Tiêu Hóa

xin chào.xin cho tôi hỏi .tôi có cảm giác khó chịu ơ vùng bụng trên bên trái .và bên trái gần rốn.ấn vào có cảm giác đau dau và có tiéng như bọt khí. nằm úp cảm giác rõ như có cục gí cứng ở bên trong vùng trái bụng .và tử cung hay có không khí từ trong gia.va tôi không thể nào ăn đuọc thịt .hay cả mỡ nũa .ăn song cảm giác buồn nôin

đoàn thị thủy

(2016/07/24 20:24)

Chào bạn!
Bụng trái là nơi chứa những cơ quan thiết yếu như lách, đuôi tụy, một phần ruột già, một phần dạ dày, thận trái, thùy gan trái, phần trên niệu quản trái, tuyến thượng thận trái, đáy phổi trái, buồng trứng, đại tràng…những cơ quan này bị tổn thương sẽ gây ra các cơn đau và kèm theo triệu chứng khác nhau. Tùy theo mức độ và triệu chứng đau như thế nào mà việc chẩn đoán chính xác hơn. Dưới đâu là một số bệnh do đau bụng bên trái gây nên, mọi người có thể tham khảo:
– Đau dạ dày: Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, là tình trạng dạ dày bị tổn thương như bị kích ứng, viêm hay loét… Bệnh đau dạ dày rất dễ phát hiện, khi chúng ta nhịn đói hoặc ăn no xong các cơn đau thường xuất hiện. Đôi khi còn có cảm giác bị nhợn, ngán thức ăn. Mà nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đau dạ dày đó chính là thói quen ăn uống hằng ngày của chúng ta không hợp lý, hoặc do nhiễm khuẩn HP, tâm lý mệt mỏi, thường xuyên bị stress, ngoài ra việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng khiến dạ dày bị tổn thương.
– Đau thận trái: Thận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Những cơn đau thận thường bắt đầu ở phía sau lưng, vùng hông lưng sát gần xương sườn và cơn đau sẽ lan tỏa tới phần bụng bên trái nhiều hơn. Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu như đau ê ẩm, đau xuống chân, đau nhói khi đứng dậy hay khiên vác đồ đạc thì có lẻ đây là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh sỏi thận. Để xác định chắc chắn bạn nên đi khám và làm siêu âm thận. Nếu viên sỏi nằm ở thận có kích thước nhỏ, các bác sĩ sẽ dùng máy tán bằng sóng để làm viên sỏi vỡ thành những mảnh sỏi nhỏ và bạn có thể tự tiểu ra ngoài, phương pháp này gọi là tán sỏi ngoài cơ thể.
– Đau ruột già: Là bệnh co thắt ruột già hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, sưng màng ruột già (Diverticulitis, colitis) hay ung thư ruột già (colon cancer). Các bệnh đau ruột này rất trớ trêu không có một triệu chứng gì đặc biệt cả. Bệnh nhân bị đau quặn như đau đẻ cho tới sình hơi đầy bụng, ỉa chảy; đôi khi có các triệu chứng khác kèm theo như đi cầu ra máu, nóng sốt, phân bị thay đổi nhỏ đi.
– Đau tụy tạng: Thường là đau dữ dội và liên tục cả mấy tiếng đồng hồ đôi khi cả ngày. Ðau thường là bên trái và đau thấu ra sau lưng. Bệnh nhân có thể bị ói mửa, ăn không được và bị đau hơn sau khi ăn. Ðịnh bệnh bằng thử máu hay chụp hình CT scan hay siêu âm (ultrasound). Nếu người bệnh mắc phải viêm tụy tạng có thể gây ra những thay đổi hóa học trong cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng phổi, làm mức oxy trong máu giảm xuống mức thấp nguy hiểm.
– Bị tắc ruột: Là bị tắc bất kì đoạn ruột bên trái nào đều gây đau bụng trái, kèm các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, tăng áp trong ổ bụng, ruột có thể tạo ra các âm thanh lớn từng cơn. Tắc ruột hoàn toàn gây bí trung đại tiện, còn bán tắc ruột chỉ gây bí đại tiện còn vẫn trung tiện được.
– Buồng trứng: Khi trứng rụng và bị xoắn lại hoặc bị bọc nước buồng trứng (Ovarian cyst) thường làm đau quặn và đau cấp kỳ. Bướu tử cung (uterus fibroid) và sưng màng tử cung (endometriosis) thì thường là đau đầy bụng, khó chịu và có thể đau lâu dài hơn và thường đau thay đổi có thể theo kinh nguyệt. Ung thư buồng trứng cũng là cho đau bụng dưới.
Chúc sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tiêu Hóa
benh tri dieu tri the nao thua bac si

nguyen van thuoc

(2016/03/06 15:38)