Thần Kinh

Con năm nay 16 tuổi. Triệu chứng của con như sau: 1.Hay bị mất tập trung trong học tập, trí nhớ giảm, vd: Không thể nhớ ra mình vừa viết cái gì, nói câu gì ( nếu chủ động nhớ thì vẩn có thể nhớ được) 2.Suy nghĩ trong đầu 1 đường nhưng nói và viết ra 1 nẻo (xảy ra thường xuyên 1 ngày vài lần), vd: suy nghĩ là có nhưng nói không, suy nghĩ là 3 nhưng viết ra là 2 . 3.Khả năng tính toán giảm sút, vd: 1+1=3. 4.Lâu lâu không nhớ ra bạn cùng lớp tên là gì (ít khi xảy ra). 5. Đề thi có 10 câu nhưng con chỉ làm 9 câu và con không biết rằng mình đã bỏ 1 câu. 6.Khó ngủ (sau 12h mới có thể ngủ dc). 7.Đánh trống lồng ngực vd: con chỉ đứng dậy phát biểu thôi mà tim nó cũng đâp liên hoàn, lúc làm kiểm tra thì nó đập dữ dội hơn nữa(trước nay chưa hề có). 8. Con hay cảm thấy lo lắng về viêc học và thường nghĩ đến kết quả xấu. 9.Con để bị ảnh hưởng bởi các viêc xung quanh, chỉ cần 1 điều không vừa ý là con khó chịu và không muốn làm gi cả. 10.Con hay nản chí nếu có nhiều việc không hay xảy đến và đôi khi nghĩ đến cái chết. Các triệu chứng này xuất hiện khoảng 1 năm rồi, từ đầu năm lớp 10 đến giờ. Bác sĩ cho con hỏi là có phải con bị sa sút trí tuệ hay không, hay là con bị trầm cảm. Con thiên về trầm cảm hơn vì trước khi có các triêu chứng này, con tính toán không bao giờ sai và có con có khả năng tập trung cao độ.

Huỳnh Minh Hi

(2016/07/17 21:21)

Chào cháu!
Những biểu hiện của cháu có thể tóm tắt là mệt mỏi, căng thẳng, cáu gắt, mất ngủ, hay quên, giảm trí nhớ...Căng thẳng tâm lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ cùng với chế độ ăn công nghiệp, thói quen uống rượu bia và chất kích thích, tình trạng béo phì, ô nhiễm môi trường... Đồng thời, người trẻ dễ bị kích động, cáu gắt, mất tập trung và gặp nhiều áp lực học hành, việc làm hay kiếm tiền khiến đầu óc họ luôn căng lên làm sản sinh ra gốc tự do dẫn đến chức năng não bị rối loạn, hệ thống mạch máu bị suy yếu làm não kém tập trung và giảm khả năng ghi nhớ. Người trẻ chịu nhiều áp lực học tập, nhất là gần đến kỳ thi, áp lực bài vở và áp lực thành tích thường gây nên bệnh hay quên, đi kèm mất tập trung. Để ngăn chặn chứng bệnh suy giảm về trí nhớ, những người trẻ cần thay đổi lối sống, dẹp bỏ áp lực, quên đi phiền muộn, tạo điều kiện nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh stress, giảm cân nếu béo phì, hạn chế rượu bia và các loại thực phẩm chứa nhiều gốc tự do... Đồng thời, những người trẻ cần rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc sách, thường xuyên giao tiếp xã hội, sắp xếp cuộc sống logic, gọn gàng; tập thể dục thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường ôxy và dinh dưỡng cho não. Bên cạnh đó, nên có chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não.
Chúc cháu sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Thần Kinh
Xin hoi bac si hoi em suy nghi la dau nua dau ma dau luon dot co

Nguyen vu

(2016/07/14 04:00)