Da Liễu

Thưa bác sĩ, năm lớp 8 cháu bị nhiễm trùng da, nấm bẹn, sau đó đi khám thì lành, nhưng trên dương vật cháu có bị nhiễm trùng da giống bên ngoài, bôi thuốc rồi cũng lành, còn nấm bẹn thì lâu lâu lại bị, cháu còn bị vết sần giống mụn cóc nhưng nhỏ xíu, từ năm lớp 5, lớp 6, cháu cũng chẳng nghĩ gì to tát, nhưng càng ngày nó càng lan ra. Còn bây giờ thì cháu đang có triệu chứng giống nấm bẹn, nhưng khi bôi thuốc thì lành, mà phần nó lan rộng theo từng hạt như hạt đậu, lan ra xung quang, không ngứa, nhưng mà giống như mất dần phần da, cháu hay uống nước ngọt, không biết có bị tiểu đường hay không, cháu cũng chưa quan hệ tình dục, mà sao cháu tìm trên mạng thấy nhiều triệu chứng giống bị như vậy, năm nay cháu đang học lớp 12, mong bác tư vấn dùm cháu, cháu cảm ơn

Nguyễn Thành

(2016/05/31 21:41)

Chào cháu,
Cháu không miêu tả rõ triệu chứng mà cháu nghi là mụn cóc nên tôi cũng không thể tư vấn chính xác được cho cháu. Nhưng cháu chưa quan hệ tình dục, bị bệnh từ lớp 5,6 thì nhiều khả năng không phải mụn cóc sinh dục mà là một bệnh da liễu khác.
Cháu nói phần bệnh giống nấm bẹn lan rộng theo từng hạt đậu, mất dần phần da. Miêu tả này khá tối nghĩa nên tôi cũng không chắc chắn về tình trạng cháu đang gặp phải. Cháu đã có bị nấm và hiện tại nghi bị nấm thì cháu nên đi khám để được kê thuốc điều trị. Bên cạnh đó cháu cần áp dụng các biện pháp phòng tái phát nấm:
+ Giặt giũ quần áo, chăn màn, phơi thật khô và nên ủi (là) thật kỹ rồi mới sử dụng.\n+ Mở cửa sổ thông thoáng nhà cửa, phòng ngủ, tránh ẩm mốc.\n+ Không mặc quần áo quá chật, đặc biệt là quần lót.\n+ Giặt và phơi khô tất cả quần áo lót, nên ủi thật kỹ bề trái trước khi mặc lại hoặc thay mới toàn bộ.\n+ Thời gian thoa thuốc phải đủ, ít nhất 2-4 tuần. Sau khi sạch sang thương trên da vẫn tiếp tục thoa thuốc ít nhất 01 tuần sau đó.
Cháu nói cháu uống nhiều nước ngọt và lo lắng về bệnh tiểu đường. Nguyên nhân gây tiểu đường là:
- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
- Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
Mặc dù uống nước ngọt nhiều không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng nước ngọt chứa nhiều thành phần không tốt cho cơ thể, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và gián tiếp gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Vì thế cháu nên hạn chế uống nước ngọt và nên chú ý chế độ ăn uống và vận động nhé!
Chúc cháu nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan