Tai Mũi Họng

Chào BS ! dạo này con đi làm con thường xuyên nghe tai nghe,mấy bữa nay không biết bị gì mà mỗi lần con ăn là ở trong lỗ tai con nó có tiếng động ,ngay cả khi con nuốt nước bọt con cũng nghe tiếng lớn ạ,cho con hỏi bị bệnh gì và có nguy hiểm không, xin cảm ơn.

Nguyễn Ngọc Cẩm Tuyền

(2016/05/05 02:43)

Chào bạn,
Hiện nay khi ngủ, làm việc gì hay chạy xe ngoài đường, thậm chí ngồi học bài có em cũng đeo earphone (EP) để nghe nhạc. Tình trạng này thật đáng báo động vì việc đeo earphone liên tục sớm muộn gì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thính lực.
Thông thường EP có cường độ từ 80-120 db. Các em có thể hình dung khi chúng ta nói chuyện bình thường chỉ với cường độ 40-60db, tiếng máy sáy tóc là 85-90db, tiếng còi xe cứu thương là 120db… Phạm vi âm thanh an toàn ở tai người là 30-70db, rủi ro ở 85-110 db và gây thương tích cho tai là ở 120-180db (Theo Hiệp hội ù tai của Mỹ năm 2009).
Đeo tai nghe có 3 điều gây hại:
Mất tập trung nhất là khi đi đường có thể gây tai nạn, khi đeo tai nghe lâu thì thần kinh ốc tai làm việc quá sức sẽ mệt mỏi làm cho tai không thể phân tích nhận biết lời nói trẻ trở nên chậm chạp, tiếp thu kém.
Đeo tai nghe khi ngủ: khi ngủ toàn cơ thể cần nghỉ hoàn toàn vì vậy phải tắt đèn hay để ánh sáng dịu nhẹ, phòng ốc thóang mát không có tiếng ồn, nếu đeo tai nghe là kích thích não bộ làm việc liên tục.
Vi khuẩn hay nấm phát triển trong ống tai ngoài vì nút tai làm không khí không ra vào tai, nếu tai ẩm thì nấm phát triển, hoặc nút tai làm dễ trầy sướt da ống tai gây nhiễm trùng ống tai ngoài.
Những em nghe EP lâu khi bỏ ra có thể nhức đầu, hoa mắt, mệt mỏi, các triệu chứng này chỉ ở mức độ nhẹ và thoáng qua nhưng chắc chắn sẽ trở lại nặng hơn. Nếu vẫn tiếp tục đeo EP nhiều thì tai sẽ bị chấn thương âm thanh cấp tức chóng mặt nhiều, ù tai dữ dội, nhức đầu, thậm chí giảm thính lức nhiều.
Thật ra không phải tất cả các em đeo EP để nghe nhạc, có em dùng để học ngoại ngữ và tiếp tục giải trí bằng âm nhạc. Dĩ nhiên đeo tai nghe lâu dài sẽ làm giảm thính lực và gây điếc vì không có một máy móc nào cũng như một bộ phận nào của cơ thể bị sử dụng quá mức mà không bị hư hao đi, vấn đề là thời gian nhanh hay chậm mà thôi.
Trường hợp của bạn, đầu tiên cần phải giảm thời gian và âm lượng khi đeo tai nghe, hít thở sâu mỗi ngày giúp cân bằng khí trong và ngoài tai. Nếu sau vài ngày tình trạng không khỏi thì cần đi khám để tìm ra mức độ tổn thương và điều trị sớm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan