Da Liễu

Chào bác si e vị té xe 2tuan trước . Có 1 vết thương lủng lổ sâu ở bàn chân. Lúc đầu thấy chảy dịch vàng quài rất đâu nên e mới rắc ampicillin vào và sáng mai khô. Sau đó e đi tắm bt không bịt j cả và nó bong ra lại chảy nước vàng e mỗi lần như vậy e lại rắc ampi nhưng đi tắm e bịt lại không cho nước. Nhưng hơn 1ngay nay e không rắt ampi vô nữa chân chổ vết thương cũng hết đau e sức thuốc đỏ và băng gạc lại hôm nay e thấy nó khô không đau. Nhưng giờ e lại bị sốt người e ê ẩm đau đầu không biết có phải e bị sốt là do vết thương không ạ?

Trần Quỳnh Trâm

(2015/12/18 02:39)

Chào em,
Em lưu ý: Rắc bột kháng sinh lên vết thương hay vết bỏng không có tác dụng điều trị, ngược lại dễ làm nặng thêm vết thương và có thể gây dị ứng, sốc phản vệ.
Sau khi rắc bột kháng sinh lên vết thương hay vết bỏng chỉ vài giờ, bột kháng sinh sẽ làm thành một lớp vỏ khô, dày như một hàng rào vật lý cản trở việc thâm nhập của các yếu tố bảo vệ đến vết thương như: máu, kháng thể, bạch cầu, kháng sinh đường uống; đồng thời hạn chế lên mô hạt và kéo da non (sự lành vết thương); làm phản ứng viêm tại chỗ tăng lên lớp vỏ khô dày sẽ cản trở gây ứ đọng dịch viêm.
Có những trường hợp vết thương rộng, sau rắc thuốc vài ngày sẽ nóng đỏ lên do bị nhiễm khuẩn, người bệnh có sốt. Khi lột lớp vỏ đó ra thì bên dưới có nhiều mủ và mô hoại tử... Ngoài ra, việc rắc bột kháng sinh làm kích thích da và phản ứng viêm tại chỗ nên dễ gây ra phản ứng dị ứng và tình trạng sốc phản vệ mà hậu quả có khả năng dẫn đến tử vong.
Triệu chứng sốt, mệt cũng có thể do vết thương bị viêm. Trong trường hợp này, xung quanh vết thương sẽ có hiện tượng tấy, đỏ, sưng... Em không nên rắc các loại thuốc vào vết thương, mà nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý, thuốc sát trùng povidon iod, băng gạc để tránh bụi, nhiễm trùng, thay gạc 2 lần/ngày. Nếu vết thương nặng, và có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, bị sốt, thì em nên đi khám vì có thể nó đã bị nhiễm trùng.
Chúc em nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan