Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ, tôi có triệu chứng dái tai bị sưng đỏ lên gây đau nhức và gây cảm giác nặng một bên má ( bên dái tai bị sưng). Bác sĩ cho tôi hỏi đó là bệnh gì và cách khắc phục. Cảm ơn bác sĩ !

Mai Thị Lụa

(2015/07/24 02:31)

Chào bạn,
Bỗng dưng một bên má bạn sưng to thì có thể một trong 3 bệnh lí: viêm nha chu, lợi, thứ 2 là viêm tuyến mang tai, thứ 3 là quai bị. Tôi cung cấp thêm các thông tin để bạn có thể đối chiếu với bản thân xem nhé:
VIÊM TUYẾN MANG TAI ĐƠN THUẦN\nViêm tuyến mang tai đơn thuần là bệnh lý hay gặp nhưng là bệnh tại chỗ ở ngay tuyến mang tai do vi khuẩn gây bệnh hoặc viên sỏi từ tuyến mang tai di chuyển xuống gặp phải đoạn hẹp--> viêm tắc, thường là một bên và gặp bất cứ lứa tuổi nào và không có yếu tố dịch tể(không cùng lúc nhiều người mắc), toàn thân có sốt(do nhiễm trùng), tại chỗ thì tuyến mang tai viêm đỏ( sưng-nóng-đỏ -đau), tăng tiết nước bọt và đau mỗi khi nhìn thấy “vật chua”, nếu đã bị Abcess thì thấy mủ nhày tiết ra ở miệng ống tuyến nằm bên má(ngay răng số 6 hàm trên cùng bên). Điều trị ngoài giảm đau hạ sốt, thì cho kháng sinh toàn thân đường uống hay tiêm, có thể bơm ngược vào ống tuyến để xúc rửa kết hợp bơm kháng sinh và corticoid vào tuyến mang tai, đáp ứng với điều trị rất tốt chỉ sau vài ngày là khỏi nhưng thường tái phát và nếu trong một năm mà viêm tái phát > 5 lần thì có chỉ định mổ cắt tuyến mang tai.\nBỆNH QUAI BỊ (dân gian hay gọi: “ bệnh má chàm bàm”): là một bệnh lý toàn thân nhưng biểu hiện tại chỗ ở tuyến mang tai, thường là do nhóm virus Paramyxoviridae chúng lây lan trực tiếp bằng dịch tiết của đường hô hấp (lây truyền nhiều nhất là hai ngày đầu trước khi sưng tuyến mang tai và 5 ngày tiếp theo khi đã sưng tuyến những ngày sau đó ít lây hơn), từ lúc bị nhiễm đến khi phát bệnh khoảng 3 tuần, chúng mang tính dịch tể(nhiều người mắc cùng lúc, ít có trường hợp cá thể riêng lẻ), có khi gây thành dịch, biểu hiện viêm tuyến mang tai thường là hai bên(tỉ lệ 6/1), bệnh có quanh năm và lứa tuổi hay gặp từ 4-15. Toàn thân thì sốt cao mệt mỏi, đau nhức khắp người. Tại chỗ vùng tuyến mang tai sưng da căng bóng trắng, cứng ấn lỏm nhưng không có dấu hiệu (sưng nóng đỏ đau), lúc đầu là một bên sau chuyển qua thành hai bên, đau hàm khi há miệng hay khi nhai, giảm tiết nước bọt miệng khô quánh. Vì là virus nên không có thuốc đặc hiệu chỉ điều trị triệu chứng và quan trọng hơn hết là không thể ngăn chặn biến chứng của nó, các biến chứng mà bệnh quai bị gây ra: viêm các tuyến như: (tuyến vú, T.ức, T.giáp,T.lệ, buồng trứng)…Viêm tinh hoàn và một số biến chứng khác như: viêm não màng não, viêm phổi,viêm thanh khí phế quản, viêm đa khớp…\nVới tuổi thiếu niên(dậy thì) biến chứng đáng sợ nhất là vô sinh do viêm teo tinh hoàn, người ta thống kê khoản 30-40% có biến chứng này, viêm buồng trứng có khoản 7% (nhưng rất hiếm gây vô sinh như nam giới), riêng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dễ dị tật hay xảy thai và 3 tháng cuối thì dễ sinh non hay thai chết lưu.\nVì những biến chứng trên và chỉ điều trị triệu chứng mà không có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh là chính, cách ly ngay nguồn tiếp xúc (thời gian 7 ngày như đề cập ở trên) nhất là các đối tượng có nguy cơ dễ nhiễm cũng như biến chứng: người mà chưa được tiêm phòng vacxin (từ nhỏ), các em đang ở độ tuổi thiếu niên, phụ nữ đang mang thai( 3tháng đầu và 3tháng cuối), ngoài cách ly nên tiêm kháng thể đặc hiệu bằng Gamaglobulin( hạn chế biến chứng), nếu không có thì tiêm Laroscorbin( vitamin C liều cao/ nó cũng tạo kháng thể đặc hiệu vì nó có Gamaglobulin), ngày từ 1-2gam tỉnh mạch 2-3 ngày liền).
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
Toi bi dau hong ho da lau ma sao van chua het

Nguyen minh

(2016/01/14 05:13)