Nội Tiết

Thưa bác sĩ. bị bệnh basedow và đã tư vấn bác sĩ ở lần trước và được bác sĩ tư vấn nhiệt tình rồi. Hôm nay cháu còn một thắc mắc nữa cháu xin được hỏi tiếp. Cháu bị basedow và đã điều trị bằng iod phóng xạ được tuần rồi, bệnh của cháu phải kiêng iod và đồ biển. Vậy cháu mong bác sĩ tư vấn giúp cháu là cháu nên bổ sung gia vị như thế nào là không có iod bởi cháu sợ loại muối nào cũng có vì đều ở biển, cháu nên dùng loại nào ạ thưa bác sĩ. Còn một điều nữa là cháu điều trị được 2 tuần rồi thì cháu có tiếp xúc được với mọi người không và đặc biệt là con nhỏ (con cháu năm nay 8 tuổi và 2 tuổi) cháu có thể gần con mình không và có được chuẩn bị đồ ăn hay nấu ăn cho con mình không và bao giờ cháu có thể làm đồ ăn cho con hay nấu ăn cho mọi người như bình thường được ạ. Cháu rất mong sự tư vấn của bác sĩ. Cháu cảm ơn bác sĩ.

hoàng thị hương

(2015/04/01 17:40)

Chào bạn,
Chế độ ăn này được bắt đầu từ 14 ngày trước khi uống iode 131 và kéo dài sau đó từ 7 - 10 ngày. Thực phẩm được chia làm 3 nhóm gồm: Giàu iốt, có iốt và ít iốt. Đối với nhóm thực phẩm giàu iốt (> 20mcg iốt/xuất), bệnh nhân không nên sử dụng, hạn chế liều lượng khi sử dụng nhóm có iốt (5 - 20mcg iốt/xuất) và sử dụng nhóm ít iốt (< 5mcg/xuất).
Nhóm thực phẩm giàu iốt nên tránh sử dụng như muối iốt, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối biển, hải sản và các thực vật sống trong biển gồm rau câu, rong biển, tảo biển. Lòng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như chocolate, yaourt, phô mai, kem, thực phẩm có nhuộm phẩm màu đỏ, cam, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
Nhóm thực phẩm có iốt nhưng hạn chế sử dụng như thịt không ăn quá 150g thịt/ngày (tương đương 100mcg iốt), gạo và ngũ cốc nhất là được trồng ở vùng đất giàu iốt, bệnh nhân nên ăn vừa phải (dưới 4 bát cơm/ngày).
Nhóm thực phẩm ít iốt: Thông thường nhóm thực phẩm này là nhóm thực phẩm tươi, ít năng lượng, ít chất béo, ít gây tăng cân rất phù hợp cho bệnh nhân đang chờ uống iốt có khuynh hướng tăng cân do suy giáp. Chúng bao gồm trái cây (ngoại trừ sơ ri), rau cải tươi (không qua sơ chế với muối, hay đông lạnh), đậu (ngoại trừ đậu đỏ), mật ong, nước uống có ga như soda, cola, trà và cà phê loại không hòa tan, bia, rượu.
Bên cạnh đó, chú ý lượng iod trong chế độ ăn không có nghĩa là bạn phải kiêng hoàn toàn. Vì ngoài tuyến giáp thì cơ thể cũng cần một lượng iod cho các quá trình chuyển hóa, hấp thu ở dạ dày hay sự phst triển của tuyến vú. Do đó, bạn cũng không nên thực hiện chế độ ăn hạn chế hoàn toàn lượng iod bạn nhé.
Còn về vấn đề xạ trị, thhif bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc với mọi người vì nếu bạn được phóng xạ từ bên ngoài thì bạn không mang tính phóng xạ và không cần phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa đặc biệt để bảo vệ những người xung quanh khỏi các bức xạ. Quá trình điều trị được thực hiện trong những phòng đặc biệt có phóng xạ. Chất phóng xạ sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể trong vòng vài tuần. Do đó, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh thân thể đảm bảo là được.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan