Da Liễu

Chào bác sĩ, cách đây 2 tháng em thấy ở cẳng chân có 1 mảng bầm tím sau đó chuyển sang màu đỏ nổi rõ từng nốt. Lúc đần cứ tưởng bị nhọt em đã đi khám ở bệnh viện huyện cho thuốc kháng sinh uống để làm mủ, nhưng không bớt. Sau đó em đã đi bệnh viên Y dược TPHCM. Bác sĩ nhìn chân theo như mô tả được chẩn đoán Hồng Ban Nút. Thái hóa khớp gối. Bác sĩ kê đơn có 4 loại thuốc về uống nửa tháng thì lặn cục u hết thuốc lại thấy nổi lại như cũ. Sau đó em đi bệnh viện Đa khoa Đà Lạt khám tổng quát Bác sĩ chuẩn đoán Hồng Ban Nút cho 1 Loại thuốc hiện giờ cũng còn 1 vài cục nhỏ đưa tay bép vào thì thấy đau. Hiện giờ em là giáo viên đi dạy đứng nhiều nên thấy mỏi từ gối trở xuống em rất buồn. Xin Bác sĩ cho em hỏi bệnh này chữa có khỏi không nên đi khám ở bệnh viện nào? vào khoa gì? cần khám sàng lọc những bệnh gì. Trước đay hơn 1 măm em bị bệnh nấm ở vùng kín đã dũng thuốc hiện giờ bệnh đã khỏi? Có ảnh hưởng đến bệnh Hồng ban Nút không ạ? Em cảm ơn Bác sĩ nhiều.

Trần Thị Huệ

(2014/12/17 22:31)

Chào bạn!
Chào bạn!
Hồng ban nút là những phát ban dạng nốt viêm bì - hạ bì cấp, thường xảy ra giới hạn ở mặt duỗi của cẳng chân, có thể có tình trạng mãn tính hoặc tái phát.
Bệnh thường xảy ra ở phái nữ (nhiều hơn nam gấp 4 lần). Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trên 70 tuổi nhưng nhiều nhất trong độ tuổi 18 - 34. Trong đa số trường hợp, bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng.
Giai đoạn phát ban của hồng ban nút bắt đầu bằng những triệu chứng giống cảm cúm: sốt, đau nhức ê ẩm toàn thân. Đau khớp có thể xảy ra, bắt đầu trước hay xuất hiện kéo dài trong suốt giai đoạn phát ban. Đa số các sang thương hồng ban nút do tình trạng nhiễm trùng có thể lành trong vòng 7 tuần nhưng bệnh chính gây ra có thể kéo dài đến 18 tuần. Ngược lại, 30% trường hợp hồng ban nút không rõ nguyên nhân có thể kéo dài đến 6 tháng. Như vậy là triệu chứng đau khớp của bạn cũng nằm trong triệu chứng của bệnh hồng ban nút, chứ không phải là thoái hóa khớp gối, ở tuổi của bạn có lẽ chưa thể thoái hóa khớp được.
Hồng ban nút sau khi đã được chẩn đoán thì cần tìm các nguyên nhân bệnh lý nền để điều trị các bệnh lý nền đó cùng với các triệu chứng thương tổn da. Việc quan trọng là phải xác định nguyên nhân, chẳng hạn do nhiễm khuẩn, do các loại thuốc đang sử dụng để chữa bệnh khác; hoặc do một số loại bệnh lý nền... để chọn phác đồ điều trị cho phù hợp và hiệu quả với từng trường hợp cụ thể. Vì thế nên uống kháng sinh để trị bệnh ở vùng kín cũng có thể là một nguyên nhân gây ra hồng ban nút. Thuốc điều trị hồng ban nút gồm: thuốc chống viêm, cortisone, colchicine cũng có hiệu quả để làm giảm phản ứng viêm; potassium iodide có thể làm giảm tính nhạy cảm của thương tổn, giảm đau khớp và sốt. Dùng thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm triệu chứng viêm. Uống dung dịch Iodua kali có tác dụng làm nhỏ lại kích thước các nốt đỏ viêm. Bạn có thể khám ở chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa khớp nhé.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan