Cơ Xương Khớp

Xin chào Bác sĩ. Tôi tên Lê Quốc Chấn (nam), 24 tuổi. Tôi thường có thói quen bẽ khớp các ngón tay, khớp cổ, vặn lưng,...khi mỏi. Mỗi lần như vậy thì các khớp kêu gớp gớp và tôi cảm thấy dễ chịu. Xin hỏi Bác sĩ làm như vậy có ảnh hưởng gì tới các khớp, dây chằn, hay dễ bị thối hóa khớp không ? Xin cám ơn Bác sĩ. Lê Quốc Chấn ( 11:36 / 02.12.2014 ) Chào bạn, Khi bẻ các khớp từ ngón tay, ngón chân cho tới cổ, hông, lưng, đầu gối… ta thường nghe thấy các âm thanh “Rắc rắc”, “khục khục” hay “tạch tạch”, sau những âm thanh này chúng ta thấy thoải mái. Khớp xương bao gồm 2 mặt khớp, được bao khớp bao phủ và hệ thống dây chằng giữ vững khớp. Quanh khớp có các gân cơ giúp khớp cử động được. Khi bị nắn bẻ, các khớp co dãn đột ngột phát ra tiếng kêu, nếu vượt quá ngưỡng, lực tác động lớn đến bao khớp, dây chằng có thể sẽ dẫn đến dãn, rách. Sự cọ xát đột ngột và tăng cao áp lực lên mặt khớp từ việc nắn, bẻ lâu ngày còn khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp, thoái hóa mặt khớp. Mỗi lần bị nắn bẻ là một lần khớp bị vi chấn thương vi chấn thương lên tế bào sụn. Khi có sự tích lũy nhiều vi chấn thương trên cùng một ổ khớp sẽ làm mất dần chất sụn. Để chống lại hiện tượng mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng tiêu cực lại bằng cách tăng sinh xương ở những chỗ sụn bị mất, từ đó mọc ra những gai xương. Các gai xương này sẽ tấn công tổ chức mô quanh khớp gây sưng và đau. Duy trì tình trạng này lâu, khi lớn tuổi sẽ dễ bị đau nhức các khớp. Bên cạnh đó, nếu quan sát sẽ thấy các khớp thường xuyên bị bẻ sẽ bè ra, to hơn gây mất thẩm mỹ. Các khớp tay là dễ thấy hiện tượng này nhất. Nghiêm trọng hơn là việc phì đại quanh các khớp xương. Các mô quanh khớp cũng sẽ sưng to hơn bình thường. Đồng thời, hệ lụy kéo theo là nó sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp. Trong thực tế, đã có vài trường hợp lắc, bẻ khớp cổ đến mức trật khớp, phải đi cố định lại. Về lâu dài, nếu cứ duy trì việc lắc bẻ khớp cổ sẽ dẫn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa đốt sống cổ. Người phương Tây thường không có thói quen này vì nó có hại nhiều hơn có lợi rất nhiều. Chính vì vậy bạn nên hạn chế không nên thực hiện việc này lâu dài bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe! ------------------------------------------------------------------------------------------------- Bác sĩ cho tôi hỏi tiếp : Tôi thường chơi Cầu Lông, trước khi chơi tôi khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối. Tôi hay kéo dãn các khớp này ra và đôi khi cũng bị kêu "Rắc rắc". Vậy tôi có nên tiếp tục khởi động như vậy nữa không Bác sĩ ? (Vì tôi cảm thấy khởi động như thế sẽ giúp tôi chơi tốt set đấu Cầu lông hơn). Xin cám ơn Bác sĩ.

Lê Quốc Chấn

(2014/12/04 02:04)

Chào bạn,
Khi bẻ các khớp từ ngón tay, ngón chân cho tới cổ, hông, lưng, đầu gối… ta thường nghe thấy các âm thanh “Rắc rắc”, “khục khục” hay “tạch tạch”, sau những âm thanh này chúng ta thấy thoải mái.
Khớp xương bao gồm 2 mặt khớp, được bao khớp bao phủ và hệ thống dây chằng giữ vững khớp. Quanh khớp có các gân cơ giúp khớp cử động được. Khi bị nắn bẻ, các khớp co dãn đột ngột phát ra tiếng kêu, nếu vượt quá ngưỡng, lực tác động lớn đến bao khớp, dây chằng có thể sẽ dẫn đến dãn, rách.
Sự cọ xát đột ngột và tăng cao áp lực lên mặt khớp từ việc nắn, bẻ lâu ngày còn khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp, thoái hóa mặt khớp. Mỗi lần bị nắn bẻ là một lần khớp bị vi chấn thương vi chấn thương lên tế bào sụn. Khi có sự tích lũy nhiều vi chấn thương trên cùng một ổ khớp sẽ làm mất dần chất sụn. Để chống lại hiện tượng mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng tiêu cực lại bằng cách tăng sinh xương ở những chỗ sụn bị mất, từ đó mọc ra những gai xương. Các gai xương này sẽ tấn công tổ chức mô quanh khớp gây sưng và đau. Duy trì tình trạng này lâu, khi lớn tuổi sẽ dễ bị đau nhức các khớp.
Bên cạnh đó, nếu quan sát sẽ thấy các khớp thường xuyên bị bẻ sẽ bè ra, to hơn gây mất thẩm mỹ. Các khớp tay là dễ thấy hiện tượng này nhất. Nghiêm trọng hơn là việc phì đại quanh các khớp xương. Các mô quanh khớp cũng sẽ sưng to hơn bình thường. Đồng thời, hệ lụy kéo theo là nó sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp.
Trong thực tế, đã có vài trường hợp lắc, bẻ khớp cổ đến mức trật khớp, phải đi cố định lại. Về lâu dài, nếu cứ duy trì việc lắc bẻ khớp cổ sẽ dẫn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa đốt sống cổ. Người phương Tây thường không có thói quen này vì nó có hại nhiều hơn có lợi rất nhiều.
Chính vì vậy bạn không nên thường xuyên bẻ khớp bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan