Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ. Cháu năm nay 22 tuổi, cháu cũng không để ý từ khi nào giọng nói của cháu nó òm òm mà tương đối khó nghe, cháu cứ nghĩ chắc do mình ở Thanh Hóa nên giọng nó có hơi nặng như vậy, nhưng t theo cháu thấy và bạn bè bảo thì giọng của cháu ngày càng tệ hơn đặc biệt mỗi khi hát, cháu hầu như không lên được bất kì một nút cao nào, hát bị mất hơi, và cháu cảm giác sau mỗi lần cố để hát lên cao thì họng cháu rất khó chịu và mệt. Còn một vấn đề nữa là Mũi của cháu rất nhạy cảm với thời tiết, cháu rất hay cúm vặt, sỗ mũi, hắt xì suốt ngày đặc biệt rõ rệt khi thời tiết thay đổi như vậy không biết có phải cháu bị viêm xoang không ạ, và việc này có phải là nguyên nhân dẫn đến thanh quản của cháu có vấn đề! Cháu thực sự đang rất lo, và cháu mong sớm nhận được thư hồi đáp của Bác sĩ! Cháu chân thành cảm ơn!^^

Lường Văn Lực

(2014/10/28 06:39)

Chào bạn,
Theo như bạn nói thì có thể bạn bị viêm xoang, dẫn đến nghẹt mũi và khi bị nghẹt mũi thì nói hay hát cũng làm thay đổi giọng của bạn, ngoài ra còn một vấn đề nữa là có thể do bạn bị vỡ giọng trong giai đoạn dậy thì, dây thanh dài ra do thanh quản phát triển đặc biệt theo chiều trước ra sau và đồng thời hạ thấp xuống phía trước cổ. Những thay đổi về tầm vóc và vị trí của thanh quản dẫn đến thay đổi về âm sắc và cao độ của giọng. Cụ thể: trẻ nam trước đây quãng la 2, nay trầm xuống quãng la 1 của người lớn nam giới. Trẻ nữ giọng có trầm xuống nhưng không đáng kể chỉ khoảng 2 hoặc 3 cung (semitones). Ngoài ra, sự tăng, giảm nội tiết tố testosteron cũng là nguyên nhân gây rối loạn giọng kéo dài. Hoặc bệnh nhân mắc một số bệnh về nội tiết do âm sắc và độ cao của giọng phụ thuộc trực tiếp vào nội tiết sinh dục, thượng thận và tuyến yên.
Việc chữa trị để giọng nói trở về bình thường rất quan trọng. Đối với nguyên nhân gây ra giọng nói khác biệt là rối loạn nội tiết tố, hay tình trạng thần kinh cần phải được chú ý và khám các chuyên khoa liên quan. Những rối loạn giọng tuổi dậy thì sẽ được khắc phục bằng kỹ thuật trị liệu giọng nhằm mục đích giảm âm vực cao hơn âm vực bình thường, giúp bệnh nhân có giọng nói phù hợp với người đã qua tuổi dậy thì. Một số kỹ thuật được tiến hành gồm: nội soi thanh quản đánh giá, phân tích giọng bằng phần mềm máy tính và cảm thụ giọng; kỹ thuật thư giãn giúp giảm căng cơ, hỗ trợ tìm lại giọng nói nam tính như phát âm, kể chuyện, tập hát...
Bạn nên tới bệnh viện tai mũi họng để khám và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề của bạn. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm viên uống Tiêu Khiết Thanh để giúp làm trong sáng giọng nói của bạn hơn.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan