Tiêu Hóa

Kính chào các bác sỹ của Tư vấn sức khỏe 24h! Con năm nay 25 tuổi, làm việc văn phòng vs máy vi tính và phải di chuyển bằng xe máy/xe oto bên ngoài khá nhiều. Con hay bị bón, thường xuyên đi ngoài ra máu, có khi đỏ tươi thẫm cả wc, có khi thấy bị vón cục. Có một thời gian cả tuần con không đi ngoài được, tới khi đi thì bị ra máu đỏ tươi rất nhiều, rồi sau đó thường xuyên bị vậy, có lần đi ngoài xong quay vào văn phòng con bị xây xẩm mặt mày, chóng mặt, có lần lại bị đau rêm cả người như kiểu hành sốt. Trước đây con đi nội soi dạ dày và đại tràng, bác sỹ bảo con bị nứt ống hậu môn nên mới đi ra máu tươi và bị đau buốt vùng bụng bên trái dưới rốn. Nhưng thỉnh thoảng, khoảng 2-3 ngày ko đi ngoài được, dù ko bị nứt hậu môn thì vùng bụng trái của con vẫn buốt. Sau này con ăn nhiều rau hơn, uống nhiều nước, thỉnh thoảng ăn sữa chua và uống yakult thì đỡ, nhưng lâu lâu lơ là xíu là lại bị, và nhiều lúc vẫn bị dù con không biết lý do, con vẫn ăn đều đặn mỗi ngày 1 trái cà chua tươi. Đôi lúc nó làm con lo lắng, mệt mỏi! Con muốn đi khám nhưng không biết phải khám gì nữa. Con cũng thường xuyên bị khó ngủ, mệt mỏi, nhức đầu, lúc nào cũng buồn ngủ, mỏi mắt. Con không biết có phải do con bị thiếu máu nên ảnh hưởng không. Mong các bác sỹ tư vấn cho con để con biết nên đi khám khoa nào, khám những gì vè bệnh con như thế nào. Con cảm ơn và chúc các bác sỹ luôn khỏe mạnh!

Võ Thị Bích Tiên

(2014/10/08 21:26)

Chào bạn, sau mấy ngày bị táo không đi ngoài bạn có cảm giác đau vùng bụng trái phía dưới là do phân ứ nghẽn gây nên. CÒn các triêụ chứng mệt mỏi, buồn ngủ nhức đầu và mỏi mắt là do bạn bị thiếu máu do xuất huyết quá nhiều. bạn nên chú ý bổ sung các thức ăn bổ máu (có thể uống săt tuy nhiên viên sắt gây nóng, nhiệt, nặng hơn tình trạng táo bón). Bên cạnh đó, bệnh của bạn là nứt hậu môn và viêm dạ dày bạn nên chú ý điều trị nứt hậu môn trước, Khi một vết nứt không tự lành, nó có thể trở thành mãn tính, nghĩa là khi kéo dài trên 6 tuần. Khi một vết NHM xảy ra, sau khi đã lành, nó vẫn có thể tái phát trở lại dẫn đến tổn thương liên tục về mặt mô học. Vết rách đôi khi xâm nhập đến cơ vòng hậu môn trong, cơ vòng này có tác dụng giữ cho hậu môn đóng kín, trừ lúc đang đi tiêu. Vết rách ở cơ vòng này sẽ khiến cơ co thắt, làm cho vết rách rộng hơn và khó lành. Vết nứt không lành gây khó chịu, cần phải phẫu thuật để giảm đau và sửa chữa lại hoặc cắt bỏ vết nứt. Về các phương pháp điều trị:
Điều trị nội khoa:\n- Làm mềm phân, chống táo bón (thêm chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục đều, dùng thuốc tạo khối phân, thuốc nhuận tràng Psyllium...), hay điều trị tiêu chảy.\n- Ngâm hậu môn với nước ấm ngày nhiều lần: giúp giãn cơ thắt.\n- Thuốc thoa tê tại chỗ: thoa vào ống hậu môn, tránh thoa ở da quanh hậu môn vì có thể gây viêm da.\n- Thận trọng trong việc dùng các thuốc làm giãn mạch và giảm áp lực cơ vòng (nitroglycerin, adalate, diltiazem...) vì có các tác dụng phụ.\nĐiều trị bằng dụng cụ: \n- Nong hậu môn dưới gây mê giúp cơ thắt giãn ra, được Gabriel thực hiện từ năm 1948 và được bệnh viện Saint Mark coi là phương pháp lựa chọn kinh điển. Tuy vậy lại có những tác giả coi phương pháp này là thô bạo, nguy hiểm.\n- Chích Botulinum Toxin A vào cơ thắt trong với mục đích làm giãn cơ thắt.\nPhẫu thuật:\n- Ap dụng trong điều trị nứt hậu môn mạn tính. \n- Phẫu thuật được thực hiện với cắt bỏ vết nứt + cắt bên cơ thắt trong ở vị trí 3h hay 9h + cắt bỏ các nhú hậu môn phì đại hay các polyp xơ.
Bạn cần đi khám để bác sĩ khoa tiêu hóa để tiên lượng mức độ bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Đồng thời chú ý chế độ ăn uống đồ ăn mát để cải thiện tình trạng táo bón.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan