Sản Phụ Khoa

kính chào bác sĩ cháu 24t, vào ngày 1/6 vừa qua cháu đã đi chích sởi - quai bị - rubella, và cháu định cuối tháng 6 này sẽ chích thêm vắc xin ngừa thủy đậu và cúm để chuẩn bị mang thai. chúng cháu định vào khoảng giữa tháng 8 sắp đến sẽ bắt đầu kế hoạch có em bé, lúc đó cũng đã 2.5 tháng kể từ mũi tiêm rubella vào ngày 1/6. cháu xin hỏi bác sĩ : - 2.5 tháng đã đủ an toàn chưa, và cháu chỉ chích thủy đậu mà k chích cúm có được không, nếu cháu chích cả 2 mũi trong cùng 1 thời điểm thì có ảnh hưởng gì không? - kinh nguyệt cháu có chu kỳ khá dài, thường là từ 45-48 ngày, vậy cháu có khả năng thụ thai bình thường được không và khi mang thai thì sẽ được chích gì trong suốt quá trình mang thai ? và có thực phẩm nào để tăng khả năng thụ thai không ạ? cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ đã nhiệt tình trả lời thắc mắc của cháu

le nguyen quynh huong

(2014/06/18 02:07)

Chào bạn,
Việc tiêm phòng trước khi mang thai là rất quan trọng giúp phòng tránh những bệnh nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Em ý thức được cần tiêm phòng cúm, thủy đậu và rubella là rất tốt. Ngoài ra, cần phải tiêm viêm gan siêu vi B… trước khi mang thai nữa.
Tại sao phải tiêm ngừa các bệnh này trước khi mang thai?
-Thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virus varicella 10 – 20%, trong số người viêm phổi do virus này nguy cơ tử vong lên đến 40%. Thai nhi có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh rất nặng và nguy hiểm.
- Khoảng 25% bé sơ sinh mà mẹ mắc rubella trong quý I có nguy cơ mắc dị tật về thị giác, thính giác, tim, trí não… Những bé mắc rubella bẩm sinh dễ gặp các biến chứng nặng như bại não, tổn thương phổi, mù mắt.
Virus của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi bị dị dạng, mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.
Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Các mũi tiêm thủy đậu, cúm và rubella cần cách nhau 1 tháng, viêm gan siêu vi B có thể tiêm xen vào khoảng giữa các mũi tiêm trên. Đặc biệt lưu ý mũi tiêm cuối cùng phải cách lúc mang thai ít nhất 1 tháng.
Chúc em sức khỏe.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan