Bệnh Nam Khoa

xin chào bác sỹ ,cháu năm nay 24 tuổi,hiện nay cháu đang ở trong trạng thái cháu không nhớ được nhiều,đầu óc cháu trống rỗng,ví dụ nhiều lần cháu đi siêu thị nhưng lên cầu thang máy xong cháu lại không nhớ đường ra,cháu rất sợ hãi?bác sỹ tư vấn giúp cháu?cháu cảm ơn ah!

vũ thị thúy vân

(2014/05/26 07:19)

Chào em,
Theo những gì em mô tả có nhiều khả năng em đã mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi với biểu hiện đặc thù là mất trí nhớ ngắn hạn.
Bước đầu tiên của quá trình hình thành trí nhớ là thông tin được ghi nhận qua những giác quan, ví dụ như mắt nhìn hình ảnh, tai nghe âm thah... Sau đó thoogn tin được mã hóa, lưu trữ trong não. Khi người sử dụng cần bất cứ thông tin nào, não sẽ giúp truy xuất ngược trở lại từ kho lưu trữ này.
Ở người trẻ tuổi, giảm trí nhớ thường liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Con người ngày nay có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực học tập gây ra nhức đầu, đau vai cổ, mất ngủ, stress... Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và bệnh nhân mất dần khả năng ghi nhớ đầy đủ những sự kiện xảy ra xung quanh. \nNgoài ra, sự ghi nhận thông tin kém còn có thể do một số bệnh lý như cận thị, khi tầm nhìn bị mờ ảo và có giới hạn. Hoặc khi đã ghi nhận nhưng quá trình lưu trữ lại bị trục trặc do những sang chấn trong cuộc sống làm tổn thương não như nghiện chất kích thích, chấn thương sọ não...\nHội chứng giảm trí nhớ ở người trẻ thường là giảm trí nhớ gần, mới xảy ra hay còn gọi là trí nhớ công việc. Đây có thể là hiện tượng của người bắt đầu bước vào giai đoạn stress hoặc rối loạn trầm cảm. Bản chất của trầm cảm là khiến người bệnh thờ ơ, không chú ý đến xung quanh, giảm sự quan sát, có cảm giác mất năng lực trong cuộc sống. Do đó, bệnh nhân trầm cảm không buồn để ý đến bất cứ thứ gì, và đương nhiên sẽ không nhớ.\nBên cạnh đó, suy giảm trí nhớ ở người trẻ còn do lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ, nhóm thuốc corticoid (nhất là ở bệnh nhân hen suyễn). \nKhi bắt đầu có những rối loạn về trí nhớ gần, người bệnh cần phải xác định được đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý. Biểu hiện bình thường nếu chỉ thỉnh thoảng mới quên. Suy giảm trí nhớ trở nên nặng hơn nếu tình trạng quên này trở thành quên hoàn toàn, ngay cả khi được gợi nhớ. Việc bị quên ngày càng tăng lên nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.\nVì vậy, tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để xác định sự giảm trí nhớ này là lành tính hay bệnh lý, suy giảm nhận thức nhẹ hay sa sút trí tuệ do tổn thương não, di truyền có tính chất gia đình hay đột biến gen... Từ đó nhận được chỉ định điều trị thích hợp, kịp thời cho tình trạng của mình.\nNgoài ra, để duy trì trí nhớ, đầu tiên em cần phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây ra chuyện “quên” bằng cách thu xếp thời gian biểu hợp lý, tránh căng thẳng stress. Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những phương cách cải thiện trí nhớ. Cuối cùng em cũng có thể tập luyện khả năng ghi nhớ bằng cách tăng cường quan sát, ghi nhận các đồ vật xung quanh bằng mắt, dùng trí tưởng tượng để liên hệ, so sánh, ghi chép những việc cần làm...\nChúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan