Sản Phụ Khoa

Em có thai khoảng 5 tuần nhưng bị động thai phải nằm nghỉ ngơi.từ hôm qua đến giờ em bị sung hạch hàm 1 bên do viêm xoang hay gì em không biết nên em khám và bs kê 2 loại trong đó em biết 1 loại là cephalexin và loại kia bị khuất chỉ thấy được là 650 viên nén màu trắng(của hãng dươc chỉ thấy ở sau là phamr thôi) vậy thuốc đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi không

Tú Lan

(2014/04/29 23:00)

Chào bạn,
Hạch là một tổ chức lympho, nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, trên xương đòn, nách và bẹn, bình thường không sờ thấy. Khi phải hoạt động mạnh để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, hạch sưng to.
Hạch là một tổ chức liên võng nội mô, có chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Khi hạch hoạt động mạnh thì sưng to, hay gặp trong các bệnh liên quan đến hệ liên võng nội mạc, bệnh tạo huyết, các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ung thư.
Hạch có thể bằng hạt ngô, hạt lạc, có khi to bằng quả trứng, quả xoài, đau hoặc không đau, rất dễ phát hiện. Có 4 yếu tố quan trọng để giúp chẩn đoán hạch to là: Tuổi bệnh nhân, đặc điểm của hạch bạch tuyết, vị trí hạch, các biểu hiện lâm sàng và toàn thân phối hợp với hạch to.
Hạch to ở vùng cổ, vùng thượng đòn
- Lao hạch: Hạch nhỏ, nhiều, xuất hiện dần dần, không đau, xếp thành chuỗi dọc theo hai bên cơ ức đòn chũm, dưới xương hàm. Hạch to nhỏ không đều, cái mềm, cái chắc, lúc đầu di động dễ, lâu dần hạch dính vào nhau, có khi rò ra chất bã đậu, bờ vết rò nham nhở, màu tím, để lâu thành sẹo xấu, dân gian gọi là “tràng nhạc”. Kèm theo có khi sốt về chiều, người gầy, sút cân, xanh xao. Có những tổn thương lao ở nơi khác như phổi, màng phổi, màng bụng.
- Hạch Hodgkin: Do Hodgkin tìm ra năm 1832, gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, hạch to ở hố thượng đòn trái, rồi lan lên cổ, ít lâu có thể có hạch ở hai bên, nhưng bên trái vẫn to hơn. Dần dần có hạch ở nách (65%), trung thất (70%). Đặc điểm của hạch là rắn, không đau, không dính vào da, không dính vào nhau, không hóa mủ. Thường kèm theo lách to, cứng như đá (65%), ngứa (70%). Bệnh nhân sốt từng đợt, mỗi lần sốt thì hạch to thêm hoặc xuất hiện một hạch khác.
Hạch to do các bệnh về máu
- Bệnh bạch cầu cấp: Hạch to, mềm, di động, xuất hiện hầu hết ở các vùng có hạch (cổ, nách, hố thượng đòn, bẹn), hạch chỉ là triệu chứng phụ. Dấu hiệu nổi bật là hội chứng thiếu máu phát triển nhanh, hội chứng chảy máu dưới da, sốt rất cao, lách to nhanh. Có tổn thương loét niêm mạc miệng và họng. Làm huyết đồ thấy giảm dòng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu tăng rất nhiều...
- Bệnh bạch cầu mạn thể lympho: Hạch nhiều, đa số hạch bé, phát triển nhanh. Chỉ trong vòng vài ba tháng là các hạch ở cổ, nách, bẹn to, mềm, di động được. Lách chỉ hơi to, làm huyết đồ và tủy đồ, hồng cầu và tiểu cầu giảm, dòng lympho tăng nhiều.
Khi thấy nghi ngờ hoặc chắc chắn mình có hạch to, nên đến bác sĩ sẽ có những lời khuyên cụ thể và cách xử trí thích hợp.
Việc xác định hạch đó là gì phải cần được thăm khám kỹ qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có). Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng mũi họng, thanh quản, đường tiêu hóa..., thậm chí phải rạch một chút da cổ nơi hạch nổi để lấy một ít mô của hạch đem thử, xét nghiệm này được gọi là sinh thiết hạch (nếu bác sĩ thấy cần thiết) để xem đó là bệnh gì? Sự xác định có bị ung thư hay không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của xét nghiệm này. Thường thì những hạch dạng "hạt đậu phộng" nhiều khả năng chỉ là hạch viêm thông thường phản ứng với các ổ viêm gần đó do đó trường hợp của bạn bác sĩ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh nhẹ phù hợp với người đang mang thai bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Bạn nên tái khám theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi thai nhi theo lịch khám định kỳ.
Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan