Thận Tiết Niệu

chào bác sĩ. Em năm nay 26t nhưng có lúc ngủ buổi tối e lại bị tè dầm ( thỉnh thoảng).em không hiểu những lúc vậy em thường mơ thấy mình đi tiểu nhưng thực sự là đi trên giường mất rồi, nếu không có giấc mơ đó thì em có thể thức dậy để tiểu được. Cho e hỏi như thể có phải là bệnh không và nếu có thì cách chữa trị như thể nào ạ?

nguyễn quỳnh anh

(2014/04/18 22:18)

Chào bạn
Đái dầm là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em, song người lớn cũng có thể gặp.
Tiểu tiện là một hoạt động tự chủ bao gồm sự co bóp mạnh của cơ bàng quang, đồng thời kết hợp với sự giãn nở rộng cổ bàng quang, cơ vòng niệu đạo và sự thông thoáng của niệu đạo khiến nước tiểu được tống xuất thành vòi ra ngoài theo đường niệu. Vì vậy, muốn tiểu được dễ dàng thì sức co bóp của cơ bàng quang phải đủ mạnh, cơ vòng niệu đạo phải giãn nở đủ rộng và niệu đạo không bị tắc nghẽn.
Nếu có một bộ phận nào đó trong chuỗi hoạt động tống xuất nước tiểu ra khỏi bàng quang không thực hiện được nhiệm vụ thì chúng ta sẽ mắc các chứng rối loạn chức năng tiểu tiện như: tiểu dắt, tiểu són, tiểu gấp, tiểu khó… Khi bàng quang chứa khoảng 300 - 400 ml sẽ tự động xuất hiện phản xạ tống xuất nước tiểu, tuy nhiên vì đi tiểu là hoạt động tự chủ nên nếu chúng ta chưa có điều kiện, chưa muốn đi tiểu thì não bộ sẽ cắt đứt cung phản xạ này và không cho cơ vòng niệu đạo mở ra, cho đến khi ta chủ động đi tiểu thì não bộ không còn ức chế cung phản xạ tiểu, , , đồng thời cơ vòng niệu đạo mở ra tống xuất nước tiểu ra ngoài.
Trong trường hợp cơ bàng quang không giãn nở được bình thường do viêm, do xơ chai, do khối u cơ bàng quang... dung tích chứa nước tiểu sẽ ít hơn bình thường khiến chúng ta đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hoặc trong trường hợp cổ bàng quang bị chèn ép, bị biến dạng thành sau do tiền liệt tuyến bị phì đại (ở nam) hay do sa sinh dục (ở nữ) làm tăng thể tích tồn lưu trong bàng quang, khiến đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày, thậm chí là tiểu lắt nhắt.
Một số nguyên nhân khác như cơ bàng quang bị yếu, liệt (do thần kinh hay do thuốc...), hoặc cơ vòng niệu đạo không giãn nở được (do thần kinh, do viêm phù nề, do xơ chai cơ vòng niệu đạo hay do khối u, sỏi kẹt niệu đạo...) cũng làm tiểu khó hay bí tiểu. Tiểu gấp, tiểu són là bệnh lý thường hay gặp nhất ở người lớn tuổi, nam cũng như nữ, do cơ vòng niệu đạo không còn siết chặt (suy yếu sức cơ ở người già hay do một số bệnh lý khác) khiến không thể nín tiểu khi bàng quang hơi đầy hoặc chỉ cần tăng nhẹ áp lực trong ổ bụng như ho, cười to, hắt hơi, nôn ói… là tiểu són ra ngay.

Có thể khắc phục nguyên nhân do cơ lão (khiến không còn có sức siết chặt) bằng cách tăng cường tập thể dục thể thao, việc nâng cao thể chất cũng giúp bệnh thuyên giảm. Trường hợp nằm mơ thấy đi tiểu và tiểu dầm thường xảy ra ở trẻ em và đôi khi xảy ra ở người lớn. Để phòng ngừa chứng này, chúng ta không nên uống quá nhiều nước trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ, nên đi tiểu trước khi vào giường ngủ.
Chữa trị bệnh đái dầm: Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở người trưởng thành, các bác sĩ sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra về tiết niệu và thần kinh. Việc chữa trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu không phải do những vấn đề về y khoa gây ra, bệnh nhân có thể được yêu cầu giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ và thực hiện các bài tập luyện cơ xương chậu nhằm tăng cường khả năng kiểm soát tiểu tiện.
Chúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan