Bệnh Khác

Từ nhỏ khi đứng lên ngồi xuống chân trái của tôi bị xuống máu ở bắp chân đi lại thì không bị sao. Tôi đã đi khám ở bệnh viện Bạch mai và Việt Đức BS kết luận bị giãn tĩnh mạch bẩm sinh, không có thuốc điều trị chỉ đeo băng chân, khi thay đổi thời tiết chân tôi rất đau và nhức.rnNgoài ra tôi còn bị tiền đình, vôi hóa, mấy tháng nay mạng sườn bên phải tôi bị đau, đêm nằm nghiêng có hiện tượng tê, thỉnh thoảng tôi thấy chóng mặt đau đầu, run chân tay, tim đập mạnh, hoa mắt, cơn đói đến cồn cào,tôi đã đi chiếu chụp , xét nghiệp máu nhưng bác sỹ két luận không sao chỉ có hồng cầu trong nước tiểu. Xin bác sỹ cho tôi lời khuyên.rntôi xin trân trọng cảm ơn.

Nguyễn Thị Thu Hiền

(2014/03/30 02:45)

Chào bạn
\n Bệnh giãn tĩnh mạch chân có liên quan đến yếu tố di truyền, nữ thường mắc nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố oestrogen và thai nghén (tử cung bị to ra chèn ép lên thành tĩnh mạch). Bệnh cũng liên quan đến một số yếu tố khác: béo phì, ít hoạt động, nghề nghiệp thường phải đứng lâu, dùng giày không thích hợp, mặc quần áo quá chật, nóng.
Về điều trị, có 3 phương pháp. Phổ biến nhất là dùng băng ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu. Cách thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như: daflon, rutin C, veinamitol... hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ. Phương pháp thứ ba là phẫu thuật lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.
Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý:
- Mang bít tất thun hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn.
- Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hoặc đi giày cao gót. Khi nằm nên kê chân cao 10-15 cm.
- Tập hít thở sâu và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng cách tập thể dục.
- Không nên đứng gần nơi có nhiệt độ cao như bếp than, củi cháy to... Không sưởi chân, ngâm chân vào nước nóng (nước lạnh làm co tĩnh mạch, nóng làm giãn tĩnh mạch).
- Nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Ăn các thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều chất xơ để tránh táo bón.
Còn trường hợp của bạn khi có hồng cầu trong nước tiểu thường gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau: Viêm cầu thận, hội chứng thận hư không đơn thuần, sỏi thận, viêm đường tiết niệu;... đôi khi sự xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu không phải là bệnh lý như trong trường hợp phụ nữ đang hành kinh.
Trường hợp của bạn khi có hồng cầu trong nước tiểu phải tìm nguyên nhân, nếu chỉ đơn thuần có hồng cầu trong nước tiểu thì bạn chỉ cần theo dõi định kỳ và uống nhiều nước, nếu bạn có triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đỏ, tiểu ít, phù,... thì bạn nên đi khám chuyên khoa.
Chúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan