Bệnh Khác

Thưa bác sĩ, hiện nay tôi 37 tuổi. Tôi đã đi khám nhiều nơi nhưng vẫn không tìm ra được nguyên nhân của bệnh nên rất mong bác sĩ tư vấn. Trong cổ họng tôi thỉnh thoảng lại khạc ra những hạt có hình dạng như mảnh vỡ của hạt đậu phộng, rất hôi. Tôi đã đi nội soi họng, thực quản và khám tại khoa tai mũi họng, kết quả hoàn toàn bình thường, không bị viêm amidan gì cả. Tôi hiện bị bệnh đau dạ dày, đã uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng vẫn rất hay tái phát. Không biết đây có phải nguyên nhân xuất hiện các hạt trên không. Nhưng sau thời gian uống thuốc chữa dạ dày và cả thuốc trào ngược thực quản theo chỉ đinh của bác sĩ, các hạt đó vẫn xuất hiện. Cổ họng tôi nhiều lúc cảm thấy rất nghẹn vì các hạt này mắc ở đó không khạc ra được. Rất mong sự tư vấn của bác sĩ là tôi nên làm thêm xét nghiệm hay khám ở chuyên khoa nào để tìm ra nguyên nhân xuất hiện các hạt trong cổ họng.

Trần Huỳnh Hà Anh

(2014/03/23 20:52)

Chào bạn
Theo như triệu chứng của bạn thì rất có thể bạn bị bệnh viêm họng hạt. Viêm họng hạt triệu chứng rất nghèo nàn, không sốt. Người bệnh thường có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu.
Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn.
Chúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
băng garo có tác dụng gì khi bị con vật cắn?

Đỗ Mai Quỳnh Như

(2015/10/25 23:31)

Bệnh Khác
cho e hoi 2 tinh hoan cua em 1 to 1 ben nho co sao khong

le thanh nam

(2014/12/29 01:34)