Bệnh Khác

em bị bệnh nóng trong người.cho em hỏi cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả.dùng thuốc gì / rnem xin cảm ơn ạ

nguyen van dat

(2014/01/04 23:04)

Chào bạn
\nNóng trong người (nội nhiệt) có thể do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
- Nguyên nhân bên ngoài: do các yếu tố sau:
- Sử dụng nhiều loại hóa chất (các loại thuốc trị bệnh).
- Uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.
- Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt, các loại thực phẩm giàu năng lượng. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.
- Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người.
Hậu quả của nóng trong người
- Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.
- Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập vào huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.
- Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải.
Các triệu chứng nội nhiệt đều do cuộc sống bận rộn, có nhiều điều phải bận tâm, nhưng ít được đánh giá hết tác hại và lưu tâm chữa trị
Vậy làm sao để chữa trị và hạn chế tái phát nóng trong người?
Muốn hết nóng trong người cần phải thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết bằng chế độ ăn uống, hay dùng những bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách cũng giúp chữa trị tình trạng này. Hằng ngày phải tăng cường ăn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dâu tươi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng (khổ qua), cà chua, rau diếp cá, bột sắn dây... và uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, nước chè đặc, cà phê... Bên cạnh đó cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ - không thức quá khuya, tránh căng thẳng, stress; tập thể dục thường xuyên.
\nChúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan