Sản Phụ Khoa

Chào các B.sĩrnCháu có câu hỏi muốn sự tư vấn như sau:rnNăm nay chau 28 tuổi, hiện nay cháu đang mang thai được 13 tuần,(đây là lần mang thai đứa con thư 2, đứa đầu ko có vân đề gì cả) ở tuần thứ 8 khi đi kiểm tra thì các bac sĩ bảo là bị bóc tách và có cho thuốc về uống, đến vừa rồi cháu di kiểm tra lại thì hiện tượng bóc tách đã hết nhưng lại được kết luôn là Rau thai bám hơi thấp, cháu muốn hỏi là rau thai bám hơi thấp có phải là hiện tượng bóc tách nhưng tên gọi khác không? hay là nó là khác nhưng nguyên nhân là do bóc tách đợt trước. Với hiện tượng này thì sẽ ảnh hưởng như thế nào? Cháu nên uống thuốc, hay là ăn uống như thế nào để chữa khỏi hiện tượng này và hiện tượng này có thể khỏi được không?. Cho cháu hỏi thêm là hiện nay cháu đang ở nhà tập thể nên phải đi lên đi xuống cầu thang thương xuyên, không biết như thế có ảnh hưởng gì không? và có phải là do đi câu thang nên mới có hiện tương này.

lê thanh huyền

(2013/10/07 21:14)

Chào bạn,
Bình thường nhau bám ở đáy tử cung. Nhau bám thấp là bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung. Khi vào chuyển dạ hoặc có cơn gò tử cung, phần cơ tử cung ở đọan dưới (gần cổ tử cung) sẽ giãn ra, trong khi đó bánh nhau không giãn đồng bộ, vì thế sẽ có hiện tượng bóc tách bánh nhau ra khỏi niêm mạc tử cung gây chảy máu. Nếu chảy máu nhiều, mẹ sẽ mất máu, nặng nề có thể dẫn đến trụy mạch, chóang và nếu không xử trí kịp thời sẽ bị tử vong. Con có nguy cơ sinh non tháng khó nuôi sống. Nhau bám thấp thường gây ra huyết âm đạo, màu đỏ tươi, ra từng đợt, ít hoặc nhiều, ngôi thai không thuận (ngôi mông hoặc ngôi ngang).
Một số yếu tố nguy cơ của nhau bám thấp: mẹ lớn tuổi, sinh nhiều lần, mổ lấy thai nhiều lần. Tuy nhiên có khá nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.
Thai < 20 tuần, do đọan dưới tử cung chưa thành lập nên bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung nhìn thấy qua siêu âm. Khi thai lớn lên, đọan dưới thành lập, kéo dài phần cơ tử cung ở gần cổ tử cung ra, bánh nhau “di chuyển” lên cao. Có khá nhiều trường hợp chẩn đóan lúc đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối thai kỳ, bánh nhau lại cách xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa.
Cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, ăn uống bồi dưỡng, kiêng giao hợp, khi lên xuống cầu thang cần đi nhẹ nhàng. Nên khám thai định kỳ và theo dõi xem bánh nhau có “di chuyển” lên hay không.
Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan