Sản Phụ Khoa

Tôi năm nay 35 tuổi, cháu lớn năm nay 5 tuổi. Tôi đang mang thai lần thứ hai được 28 tuần. Được 14 tuần tôi đi siêu âm, bác sĩ siêu âm kết luận: nhau bám mép trong lỗ cổ tử cung và đo độ mờ da gáy 2.2. Tuần 24 tôi tiếp tục siêu âm kiểm tra bác sĩ vẫn kết luận nhau bám mép. Tôi rất lo lắng, không biết nhau bám mép nguy hiểm cho mẹ và bé như thế nào? Độ mờ da gáy như vậy có an toàn cho bé không?

Nguyễn Thị Hiền

(2013/09/19 02:28)

Chào bạn.
Bình thường, rau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung. Trong trường hợp rau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung thì được gọi là rau tiền đạo (hoặc nhau tiền đạo). Rau tiền đạo nghĩa là bánh rau nằm trước đường đi của thai nhi khi sanh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai. Bạn đã làm xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi, đó là xét nghiệm Double test, xét nghiệm này sẽ tổng hợp từ độ mờ da gáy của thai nhi, tuổi mẹ, chủng tộc, bệnh lý của mẹ đi kèm…và xét nghiệm sinh hóa máu mới đưa ra chỉ số nguy cơ. Nhưng vì đây là một xét nghiệm mang tính tầm soát nên không thể khẳng định chính xác được.Độ mờ da gáy < 2,5mm là nhóm có nguy cơ hội chứng Down thấp nhưng nếu chỉ dựa vào chỉ số này thôi thì độ tin cậy sẽ không cao. Do vậy, bạn cần khám ở các chuyên khoa phụ sản để được đánh giá thêm về các yếu tố nguy cơ khác.
\nChúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan