Cơ Xương Khớp

Chào bác sĩ, hiện nay mẹ của em đang bị gai khớp gối , loãng xương và bị dãn xẹp tĩnh mạch chân sau hoàn toàn, em có lên web để xem thì biết được là sun gối bị thoái hoá nên canxi bù vào nhưng không thể tái tạo thành sụn được và gây ra ụ lên thì gọi là gai. Bác sĩ cho em hỏi là mẹ em bị loãng xương như vậy thì canxi ở đâu mà bù vào, nếu nhìu canxi vậy thì sao lại bị loãng xương ? Và em muốn hỏi thêm nữa là từ lúc mẹ em bị dãn xẹp tĩnh mạch chân sau thì bị rất đau khi co chân lại. Bác sĩ có thể chỉ em làm cách nào để khắc phục dãn xẹp tĩnh mạch và điều trị như thế nào được không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Phúc Huy

(2013/09/12 01:50)

Chào bạn,
\nGai khớp gối hình thành khi lớp sụn bị ăn mòn, bề mặt trở nên lởm chởm, khi cử động sẽ nghe tiếng lạo xạo. Cơ thể phản ứng lại bằng cách mang can-xi đến đắp vào. Nhưng can-xi làm sao “vá” sụn được nên chúng tụ lại thành những cái ụ nhỏ mà chụp X-quang bác sĩ gọi là “gai”.
Còn tình trạng loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:
\nVấn đề tuổi tác: người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa.
Hormon sinh dục nữ giảm: phụ nữ sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển calci từ xương vào máu.
Hormon cận giáp: do calci trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ calci cần thiết trong máu, khi đó hormon cận giáp tiết ra để điều calci trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ calci trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.
Dinh dưỡng thiếu: calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương.
Suy giảm miễn dịch: cũng góp phần gây chứng loãng xương.

Mẹ em bị loãng xương là do một trong những nguyên nhân trên, canxi được đưa vào cơ thể qua việc ăn uống hàng ngày.
\nGiãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch nổi rõ và giãn to. Bất kỳ tĩnh mạch nào cũng có thể bị giãn, nhưng hay gặp nhất là tĩnh mạch ở cẳng chân và bàn chân. Ở người có tuổi, tĩnh mạch bị mất độ đàn hồi và bị giãn. Các van của tĩnh mạch sẽ bị yếu, khiến cho máu đáng lẽ phải chảy về tim lại chảy ngược trở lại. Máu sẽ ứ lại ở tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn to và trở thành búi giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch có màu xanh vì chúng chứa máu đã bị mất oxi trong quá trình tuần hoàn.Để khắc phục tình trạng này nên: \n Để chân cao khi nằm nghỉ, tập cơ mạnh hơn, tránh đứng hay ngồi lâu, mang vớ thun hay quấn chân bằng băng thun, sửa lại vị trí bàn chân đối với các dị tật, tránh béo phì, tập hít thở sâu, ăn chế độ có nhiều chất xơ để tránh táo bón,…\n - Băng ép 2 chân bằng băng chun, bằng tất điều trị\n - Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch như Daflon, Rutin C, Veinamitol v.v… nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch. Một số thầy thuốc chuyên khoa còn áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.
\nTuy nhiên bạn nên đưa mẹ đi khám để được tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
\nChúc mẹ bạn sớm hồi phục!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Cơ Xương Khớp
thoat vi dia dem

nguyetakien

(2013/09/26 22:42)