Bệnh Khác

Em năm nay 18 tuổi, cao 1m75 nặng 64 cân. Mặc dù có thân hình khá cân đối nhưng sức khỏe của em lại không hề tốt chút nào. Cơ thể em luôn trong tình trạng mệt mỏi rã rời, chân tay bủn rủn, người luôn trong trạng thái căng thẳng, ko vững vàng, ra nhiều mồ hôi. Cứ đến buổi tối là đầu óc em hơi chóng mặt và đứng ko vững, người bắt đầu ra nhiều mồ hôi. Nhiều đêm đang ngủ em giật mình tỉnh dậy vì mồ hôi ra rất nhiều ở lưng và gáy. Ngoài ra, em còn rất hay đói và phải ăn rất nhiều, dù ăn nhiều nhưng sức khỏe của em thì lại ko tốt nên em rất chán nản. Theo bác sĩ em đang bị bệnh gì ạ ?

Dang Thua An

(2013/08/25 01:25)

Chào bạn,
Qua triệu chứng của bạn cho thấy có thể bạn bị bệnh cường giáp. Cường giáp là một hội chứng, có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra. Đa số trường hợp cường giáp là do bệnh Basedow gây ra (tên gọi khác là bệnhGraves). Trong trường hợp này, nếu không có những chống chỉ định, cần phải điều trị bằng thuốc kháng giáp, trung bình từ 1 đến 2 năm. Một điều bạn cần lưu ý là bệnh này có thể tái phát sau khi kết thúc đợt điều trị. Do đó, bệnh nhân cần tái khám đều theo hẹn của bác sĩ sau khi đã ngưng thuốc để kiểm tra và phát hiện sớm nếu tình trạng cường giáp xuất hiện trở lại.
Cường giáp được gợi ý bằng một số dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh nhân nhẹ thường không có triệu chứng. Ở bệnh nhân trên 70 tuổi, biểu hiện kinh điển cũng có thể không thấy được. Nói chung, các triệu chứng càng rõ ràng thì tình trạng bệnh càng xấu đi. Các triệu chứng thường liên quan đến tăng chuyển hoá cơ thể. Các triệu chứng phổ biến nhất được liệt kê dưới đây:
-Tăng tiết mồ hôi.
- Không chịu được nóng.
- Tăng nhu động ruột.
- Run.
- Lo lắng, kích thích.
- Nhịp tim nhanh.
- Sụt cân.
- Mệt.
- Giảm tập trung.
Ở bệnh nhân trẻ, nhịp tim nhanh, không đều và suy tim có thể xảy ra. Có một số trường hợp nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ đưa đến cơn “ bảo giáp”, bao gồm cao huyết áp, sốt, suy tim.
Chẩn đoán cường giáp như thế nào ?
Nghi ngờ cường giáp khi một người có triệu chứng run tay, đổ mồ hôi nhiều, da ẩm mịn, có thể có phù quanh mi mắt, lồi mắt. Diễn tiến của những triệu chứng này thường dễ phát hiện. Còn ở người già triệu chứng cường giáp thường kín đáo. Trong mọi trường hợp xét nghiệm máu là rất cần thiết để chẩn đoán bệnh.
Hormon tuyến giáp có thể được đo trực tiếp và thường tăng cao trong cường giáp. Tuy nhiên, công cụ chính để phát hiện cường giáp lại là đo TSH trong máu.
TSH được bài tiết từ tuyến yên, nếu hormon tuyến giáp được bài tiết quá mức, TSH sẽ có tác dụng điều hoà làm giảm hormon xuống. Khi TSH giảm xuống, thì tuyến giáp lại bài tiết hormon trở lại. Do đó, đo lượng TSH có thể giảm hoặc không phát hiện được trong trường hợp cường giáp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Nếu lượng hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều quá thường là do u tuyến yên bài tiết TSH, khi đó lượng TSH tăng cao một cách bất thường. Lúc này người ta gọi là cường giáp thứ phát (tức là do nguyên nhân tại tuyến yên chứ không phải tại tuyến giáp).
Mặc dù xét nghiệm máu giúp chẩn đoán b

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan