Tai Mũi Họng

Chào các bác sĩ. rn Con tôi năm nay 4 tuổi, đi khám bác sĩ bảo bé bị viêm amidan mạn tính (J35.0), bác sĩ còn bảo nó to quá, phải mổ. Bác sĩ cho tôi hỏi, kích thước amidan của cháu như vậy có to không? Có cần thiết phải mổ hay không khi bé chỉ mới có 4 tuổi? Và khi bé bị viêm amidan thì không được ăn và nên ăn những thực phẩm nào? Bé có thể ăn bánh ngọt được không? Xin cảm ơn.

Ngọc Giàu

(2013/08/09 20:20)

Chào bạn,
Amidan một tổ chức lympho (tế bào bạch huyết) tập trung thành đám nằm ở hai bên thành họng. Về chức năng sinh lý amidan đóng vai trò sinh miễn dịch có lợi cho cơ thể tức tạo ra kháng thể và các lympho bào giúp cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt là chống lại tác nhân gây nhiễm trùng (các vi sinh vật gây bệnh). VA và amidan đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo vệ hệ thống đường hô hấp trên.
Chính vì vậy chỉ định cắt amiđan chỉ được áp dụng các trường hợp sau đây: \n 1. Viêm Amiđan mạn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm.Viêm Amiđan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ , hơi thở hôi.
2. Ápxe quanh Amiđan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị .
3. Viêm Amiđan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang….tái đi tái lại nhiều lần .
4. Amiđan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
5. Amiđan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amiđan.
6. Có thể cắt amiđan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt Amiđan khi Amiđan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.
Chú ý: Không được cắt Amiđan ở những bệnh nhân có rối lọan đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải ( Hemophilia A, B, C ; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…)
Trì hoãn cắt amiđan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…
Để hạn chế viêm Amiđan phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng , tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước). Không nên pha quá mặn sẽ làm hư niêm mạc họng.
Trường hợp của bạn cháu còn nhỏ, anh cần cân nhắc việc cắt amidan. Chỉ khi ảnh hưởng nhiều đến đường hô hấp thì mới nên nghỉ tới việc cắt.
Chúc cháu mau khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan