Tim Mạch

Chào bác sỉ ! Bạn em là nữ năm nay 24 tuổi, dạo 4 tháng gần đây hay bị hiện tượng đau ngực, cơn đau vị trí nằm trên ngực khúc giữa ngực lên khoảng 3,4cm đặc biệt là về đêm khi không hoạt động gì lại thấy rất đau...rờ vào đó thấy đau hơn, sờ nhẹ cũng đau cho em hỏi vậy đây là tình trạng gì ạ ?

khang võ

(2016/07/30 05:11)

Chào cháu!
Theo mô tả của cháu thì cháu bị đau ngực, đau giữa ngực lên khoảng 3,4 cm. Vậy khi cháu nhấn vào có thấy sưng hay cục gì bất thường không hay chỉ thấy đau thôi, và chỉ cần sờ vào là đau. Với triệu chứng đau ngực thì có rất nhiều nguyên nhân gây đau. Rất phổ biến:- Đau thắt ngực- Viêm sườn – sụn- Đau giập ngực- Co thắt thực quản- Gãy xương sườn. xương đòn hoặc vai- Hội chứng bẫy khí- Đau ngực tâm lý. Phổ biến:- Nhồi máu cấp tính cơ tim- Khí thũng phổi cấp tính- Viêm màng phổi cấp- Bệnh đĩa liên đốt sống- Viêm thực quản- Tắc mạch phổi. Ít gặp: - Viêm cấp màng ngoài tim- Tách động mạch chủ- Đụng giập tim- Phình động mạch chủ đoạn ngực- Sa van 2 lá- Viêm khớp ức – đòn- Sai khớp sườn - sụn nhẹ....
Cháu cần chú ý với các trường hợp đau ngực liên quan đến chứng đua của cháu như :
Trường hợp đau ngực do tim: Đau thắt ngực mạn hoặc cấp:
+ Tuỳ từng loại mà cơn đau ngực ở đây có những nét đặc trưng khác nhau tuy rằng chúng có một đặc điểm chung là đau ở vùng trước tim, đau sau xương ức.\n+ Mức độ đau có thể không giống nhau, từ mức chỉ có cảm giác nặng ngực, đến nghẹt thở, vã mồ hôi kèm theo hoảng hốt, sợ hãi.
+Sa van hai lá: Có thể gãy đau rất mạnh ở vùng trước tim, không liên quan đến gắng sức. Chủ yếu hay gặp ở phụ nữ trẻ, đặc biệt là ở những người gầy có sải tay dài. Đặc trưng là ở vùng van 2 lá có tiếng rì rào cuối tâm thu và tiếng đập "clic". Cần phải xác nhận chẩn đoán bằng tâm thanh đồ.
Trường hợp viêm da, cơ: ngoài các triệu chứng sưng đau tại chỗ, bệnh nhân còn có sốt cao, thể trạng nhiễm trùng nhiễm độc. Do chấn thương đụng dập cơ: có dấu hiệu tại chỗ chủ yếu như thâm tím hoặc sây sát.
Đau ngực trong viêm tuyến vú, tắc tuyến sữa ở những người đang cho con bú, ung thư tuyến vú.
Co thắt thực quản, viêm thực quản, thoát vị hoành, vỡ thực quản, loét miệng nối, viêm dạ dày và viêm tuỵ, tất cả đều có thể gây đau ngực, giống với đau tim. Đau đường tiêu hóa thường liên quan tới thời gian hoặc nội dung của bữa ǎn và được giảm nhẹ bằng cho thuốc chống đầy hơi hoặc kháng acid.
Trung thất giãn rộng (khối u) viêm hoặc thủng. Đau trung thất thường liên tục và có thể thay đổi theo nhịp thở. Lịch sử bệnh và phim X- quang vùng ngực là phương tiện chẩn đoán sàng lọc hữu hiệu nhất.
Cháu hãy dành thời gian đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất nhé.
Chúc cháu sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan