Tim Mạch

Chào bác sĩ, cháu có vấn đề này muốn hỏi. Bà cháu năm nay 80t, bị tiểu đường hơn chục năm nay. Tháng 3 vừa qua bà cháu bị đau thắt ngực, đến hôm đau thứ 3 thì phải đi cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch, ra bv Bạch mai đc chuẩn đoán là bị nhồi máu cơ tim cấp và tắc mạch gì đó, và đã đặt 2 ống sent song tình hình rất xấu phải xốc tim cấp cứu 5 lần. Nằm viện đc chục ngày thì tình hình ổn hơn và ra viện tuy nhiên bsĩ bảo ko có gì chắc chắn. T5 vừa qua bà cháu có đi ktra và bsĩ cho thuốc bảo uống cho tan cục máu đông, thôngạch để tháng 8 này đi kiểm tra đặt tiếp 1 ống sent nữa. Cháu muốn hỏi liệu tuổo cao và đặt ống sent lần 3 này có nguy hiểm ko, thành công thì tg sống sẽ kéo dài đc bao lâu và có biến chứng nào ko ạ?

Hai Anh

(2016/07/26 03:53)

Đặt stent động mạch là một biện pháp can thiệp ở tim, giúp giải quyết tắc nghẽn của động mạch vành, làm giảm đau thắt ngực và điều trị nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp mạch vành bị tắc hẹp nặng, người bệnh sẽ cần được can thiệp điều trị để khơi thông lòng mạch, giúp dòng máu lưu thông tốt hơn, nhằm giảm thiểu các triệu chứng và biến cố của bệnh mạch vành. Phương pháp can thiệp được sử dụng phổ biến hiện nay là đặt stent động mạch.
Mặc dù được xem là một thủ thuật đơn giản và an toàn, nhưng đặt stent vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Hai biến chứng chính thường gặp là: Tái hẹp stent và tắc lại stent do huyết khối.
- Tái hẹp stent: Bất kỳ một tác động nào trong kỹ thuật đặt stent cũng có thể làm tổn thương tới các thành mạch máu, đặc biệt là lớp nội mạc (lớp lót trong cùng của động mạch vành). Khi đó, các mô sẹo có thể được hình thành trong khu vực đặt stent, dẫn đến tái hẹp stent trong vòng vài tháng. Nếu tái hẹp tiến triển, sẽ cần làm can thiệp đặt stent mới. Trong một số trường hợp, có thể phải tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để giải quyết vấn đề.
- Tắc lại stent do huyết khối: Do sự hình thành cục máu đông tại vị trí đặt stent, gây tắc hẹp đột ngột hoặc thậm chí là tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu.
Để ngăn ngừa hai biến chứng này, người bệnh sau khi đặt stent cần phải uống thuốc đều đặn và liên tục. Những thuốc được sử dụng sau đặt stent là: Thuốc chống kết tập tiểu cầu (chống đông máu) như Aspirin và Clopidogrel (biệt dược là Plavix) và thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin. Sau khi đặt stent mạch vành, người bệnh được khuyến cáo nên uống Clopidogrel tối thiểu 12 tháng, và uống Aspirin suốt đời (nếu không có chống chỉ định). Việc sử dụng thuốc sẽ do bác sỹ điều trị kê và hướng dẫn sử dụng. Tốt nhất, nên đi khám định kỳ để được theo dõi và kê đơn thuốc đầy đủ, phù hợp. Đặc biệt tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, nhiều nghiên cứu lớn tại Anh và Mỹ cho thấy, việc bỏ thuốc có liên quan mật thiết với tỉ lệ tái tắc hẹp sau đặt stent và làm gia tăng tỷ lệ tử vong.
Do đó, người bệnh sau đặt stent vẫn phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng, lối sống và luyện tập phù hợp để giúp ngăn ngừa sự tắc hẹp tái phát. Ba mục tiêu quan trọng nhất vẫn là kiểm soát tốt huyết áp, nồng độ cholesterol máu và đường huyết (nếu có đái tháo đường).
- Về dinh dưỡng: Ăn nhiều rau quả, trái cây và ngũ cốc thô (là những loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài). Giảm ăn chất béo bão hòa (mỡ, da, phủ tạng động vật chứa nhiều cholesterol), giảm muối. Nên chế biến các món ăn bằng cách luộc, hấp thay cho chiên, xào, rán. Nên ăn cá một đến hai lần trong tuần để giúp bảo vệ tim. Nếu có đái tháo đường đi kèm, bạn nên tuân thủ chế độ ăn để kiểm soát tốt đường huyết. Tuyệt đối không hút thuốc lá, do nicotine làm co mạch máu và gia tăng các biến cố trên hệ mạch vành.
- Về vận động thể lực: Luyện tập thể dục được xem là yếu tố cốt lõi trong thay đổi lối sống để giúp điều trị bệnh xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, cần phải thực hiện dần theo từng bước.
Vậy hiện tại bạn chỉ cần giúp bà hồi phục sức khỏe và thực hiện theo chỉ định từ bác sỹ thôi nhé.
Chúc bà bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan