Răng hàm mặt , mắt

Em tên là Phan Thanh Minh,25 tuổi,hiện tại em đang sinh sống tại Tỉnh Bình Phước.BS cho em hỏi :thời gian gần đây mắt em có triệu chứng đau và rát mắt,nhìn mọi vật xung quanh bị nhòe,mờ như người mới ngủ dậy,còn thêm cảm giác chói mắt như vừa mới đi ngoài trời nắng.BS cho em hỏi vậy là mắt em bị gì? Và em nên sử dụng loại thuốc nào là hiệu quả? Em xin cảm ơn BS tư vấn.

Phan Thanh Minh

(2016/07/07 18:10)

Chào bạn,
Như bạn mô tả khả năng bạn bị viêm kết mạc:
Biểu hiện của viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) thường bắt đầu khởi phát cấp tính. Triệu chứng chính là cộm mắt, cảm giác có dị vật trong mắt. Một đặc điểm quan trọng là có ghèn rử, sáng ngủ dậy thường bị dính hai mi lại. Khám thấy mi sưng nề, kết mạc cương tụ (đỏ mắt), thậm chí bị sung huyết. Bệnh nhân có thể bị đau mắt đỏ sau khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc thường là do đã có tiếp xúc với ai đó bị đau mắt đỏ, vì vậy bệnh dễ gây thành dịch trong một vùng dân cư rộng lớn, sống tập trung (như khu tập thể, làng, xã...). Bệnh hay bắt đầu từ một mắt, sau đó vài ba ngày đến mắt thứ hai. Bệnh đau mắt đỏ lan thành dịch thường là do adenovirut. Dấu hiệu chính là có hột ở kết mạc sụn. Các dấu hiệu khác gồm: tiết rử nhầy hoặc lỏng, đỏ và phù nề mi, sờ thấy hạch trước tai, xuất hiện dưới kết mạc từng chấm hồng, có màng hoặc giả mạc, thẩm lậu dưới biểu mô vài ba tuần sau khi bắt đầu bị viêm kết mạc.
Điều trị viêm kết mạc cấp: Nhỏ nước mắt nhân tạo (dung dịch oculoteet, tears naburale H, lacrypos...), 4-8 lần/ngày trong 1-3 tuần.
- Chườm gạc lạnh nhiều lần trong ngày, 1-2 tuần.\n- Tra (nhỏ) mắt thuốc co mạch và kháng histamin (như naphazolin, pheniramine) 4 lần/ngày nếu ngứa, cộm mắt nhiều.
- Trong trường hợp bệnh nhân khó chịu nhiều, có thể nhỏ steroid (như fluronietholone hoặc prednisolone acetate 1%, 4 lần/ngày), nhỏ trong một tuần rồi giảm dần xuống, trong một tuần nữa. Trong trường hợp mắt có màng hoặc giả mạc thì thầy thuốc có thể nhẹ nhàng bóc đi và bắt đầu sử dụng steroid. Có nhiều trường hợp khi bóc giả mạc sẽ gây chảy máu nên bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân biết để yên tâm vì khi có giả mạc, nếu chưa được bóc đi thì tra thuốc sẽ không có tác dụng.
- Để chống dính mi do rử mắt, buổi tối trước khi đi ngủ cần tra mỡ kháng sinh (như mỡ tetraxyclin 1%, mỡ oflovid, mỡ tobrex, mỡ gentamyxin...).
- Người bệnh cần được theo dõi và khám lại sau 1-3 tuần hoặc sớm hơn, nếu tình hình diễn biến nặng thêm.
Một số bệnh lý viêm kết mạc khác cần chú ý
- Bệnh viêm kết mạc do virut: 4-7 ngày đầu sau khi bệnh khởi phát, tình trạng sẽ rất tồi tệ và bệnh không thể khỏi nhanh trong vòng 2-3 tuần như viêm do vi khuẩn mặc dù được điều trị đúng.
- Sốt viêm kết mạc họng hạch: Biểu hiện giống như viêm kết mạc cấp nhưng kết hợp thêm viêm họng và sốt.
- Viêm kết mạc xuất huyết cấp: Có thêm xuất huyết nhiều dưới kết mạc.\nViêm kết mạc virut dễ lây, vì vậy để tránh lây lan thành dịch cần cách ly người bệnh với người xung quanh. Người bệnh cần có ý thức không nên sờ mó vào mắt đau, không bắt tay người khác, không dùng chung khăn mặt... Trẻ em cần cho nghỉ học, không đi cắm trại khi mắt còn đỏ và chảy nước mắt.
Viêm kết mạc mặc dù là một bệnh mắt ít gây mù lòa hoặc ít có những biến chứng nặng nề cho mắt, song khi đã gây thành dịch đau mắt đỏ thì nó sẽ làm rất nhiều người có nguy cơ bị lây lan.\nĐể phòng bệnh đau mắt đỏ, chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh đôi mắt, không đưa tay lên dụi mắt hoặc quệt vào mắt. Rửa tay hằng ngày bằng xà bông thơm, tra mắt bằng dung dịch muối 0,9%, ngày ít nhất một lần. Khi có người bị đau mắt đỏ trong nhà, cần cách ly tránh tiếp xúc hoặc dùng khăn mặt chung. Để điều trị đúng, người bệnh cần có sự thăm khám cụ thể của thầy thuốc chuyên khoa.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan