Cách khám sản khoa mẹ bầu nên chú ý

Tác giả: Baoomc Nguyen. Ngày đăng: 03-04-2018

Chị em thường thắc mắc khám thai gồm những gì? Cách khám sản khoa, cách khám thai không chỉ là siêu âm để kiểm tra thai mà còn nhiều bước khác nhau, tùy thuộc vào tuổi thai và cơ sơ khám. Tuy nhiên, hầu hết các lần khám đều theo 9 bước cơ bản sau

Cách khám sản khoa cơ bản

1. Cách khám sản khoa hỏi là bước đầu tiên

Trong cách khám sản khoa hỏi là bước đầu tiên

Trong cách khám sản khoa hỏi là bước đầu tiên

Cách khám thai 3 tháng đầu: Hỏi các thông tin về sản phụ bao gồm tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc, trình độ văn hóa, điều kiện sống, gia đình, hôn nhân. Hỏi về các dấu hiệu nghén, tiền sử sản khoa, tiền sử bệnh tật, các dấu hiệu bất thường khác.

Cách khám thai 3 tháng giữa: hỏi về hiện tượng thai máy, những sự thay đổi trong cơ thể hoặc các dấu hiệu bất thường.

Cách khám thai 3 tháng cuối: hỏi về thai máy, có xuất hiện triệu chứng cơ năng nào không.

2. Khám toàn thân

Khám toàn thân được thực hiện ở mỗi lần khám thai bao gồm đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, khám bướu giáp, nghe tim phổi, khám da niêm mạc, phù, khám vùng thận, phản xạ gân xương, khám vú,…

Mẹ bầu được khám toàn thân để bác sĩ nắm rõ sức khỏe mẹ và bé

Mẹ bầu được khám toàn thân để bác sĩ nắm rõ sức khỏe mẹ và bé

3. Cách khám sản khoa

Cách khám sản khoa bao gồm xem bụng có sẹo mổ cũ không, nắn bụng tìm đáy tử cung, các cực của thai, đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai,…

Cách khám sản khoa giúp bác sĩ nắm được tổng quát về sức khỏe của mẹ và bé

Cách khám sản khoa giúp bác sĩ nắm được tổng quát về sức khỏe của mẹ và bé

4. Cách khám thai qua xét nghiệm

 

Mẹ bầu cần làm một số xét nghiệm trong những mốc khám thai quan trọng

Mẹ bầu cần làm một số xét nghiệm trong những mốc khám thai quan trọng

  • Thử protein niệu, công thức máu (Hb, Hct), HIV, giang mai, HbsAg, đường máu,…
  • Siêu âm vào 3 mốc quan trọng tuần 11 – 12, tuần 22 – 23, tuần 31 – 32 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, bất thường về hình thái, dị tật thai nhi.

                            Xem thêm: Mách bạn các cột mốc khám thai quan trọng

5. Tiêm phòng uốn ván

Thai phụ chưa từng tiêm phòng uốn ván cần phải tiêm 2 mũi, mỗi lần tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng và tiêm trước sinh ít nhất 15 ngày.

Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc trước đây tiêm 1 mũi (trong lần mang thai trước) thì cần thiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Mẹ bầu được tiêm phòng uốn ván

Mẹ bầu được tiêm phòng uốn ván

6. Cách khám sản khoa cung cấp thuốc canxi, sắt, acid folic, thuốc phòng sốt rét,…

Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt, axit folic, thuốc phòng sốt rét,... trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Mẹ bầu cần bổ sung 800mcg acid folic mỗi ngày ít nhất tới 13 tuần thai để phòng chống dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bổ sung từ 30 – 60 mg sắt/ngày tùy thuộc từng người. Nhu cầu canxi cho phụ nữ mang thai từ tuần 20 trở đi là 1500 – 2000 mg/ngày, chia làm 3 lần uống trong các bữa ăn.

7. Mẹ bầu được giáo dục vệ sinh thai nghén

Khi có thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi vì vậy cần có những chế độ dinh dưỡng, vệ sinh khác bình thường để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường của cả hai mẹ con.

Cách khám sản khoa mẹ bầu được giáo dục vệ sinh thai nghén

Cách khám sản khoa mẹ bầu được giáo dục vệ sinh thai nghén

Mẹ bầu được hướng dẫn, tư vấn về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc, cách đi đứng khi mang thai, vệ sinh thân thể và vệ sinh vùng kín đúng cách.

8. Điền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai

Cách khám sản khoa này giúp bác sĩ có thể theo sát và nắm chắc tình trạng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, đồng thời lập ra kế hoạch chăm sóc, tiên lượng và chuẩn bị tốt cho ngày sinh, đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển dạ.

9. Thông báo kết quả khám, hẹn lịch khám lại

 

Mẹ bầu cần đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ

Mẹ bầu cần đi khám theo đúng lịch hẹn bác sĩ

Sau khi được trải qua cách khám sản khoa toàn diện, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thông báo về kết quả khám thai và hẹn lịch khám tiếp theo. Thai phụ cần chú ý tuân thủ theo lịch hẹn khám của bác sĩ để đảm bảo việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé được tốt nhất.

Nếu mẹ bầu có bất kì thắc mắc gì về cách khám sản khoa, cách khám thai cơ bản, hoặc muốn được tư vấn chi tiết hơn về cách khám thai, vui lòng truy cập website: https://finizz.com/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhé.

Cùng chuyên mục

Avata

Khi nhận được kết quả khám thai, các ký hiệu viết tắt trong sổ khám thai khiến cho rất nhiều thai phụ băn khoăn mà không có lời giải thích cụ thể. Khi hỏi thì cũng chỉ nhận được câu trả lời rất chung chung từ phía bác sĩ là kết quả bình thường. Do đó, việc giải mã các ký hiệu trong sổ khám thai s...

Sản khoa

- 20/04/2018

Avata

Vinmec là bệnh viện được xây dựng với mô hình bệnh viện – khách sạn với tiêu chuẩn quốc tế. Nơi đây được đánh giá cao với chất lượng dịch vụ và đội ngũ y bác sỹ. Nhiều bà bầu đã chọn Vinmec là nơi khám thai và sinh bé. Vậy khám thai Vinmec như thế nào, chất lượng ra sao?

Sản khoa

- 06/04/2018

Avata

Để mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ cần nắm chắc lịch trình khám thai định kỳ đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Finizz sẽ mách bạn kinh nghiệm đi khám thai định kì mẹ cần lưu ý. Thời gian khám thai định kỳ nếu không phải làm các kỹ thuật như xét nghiệm, siêu âm có thế mất trung bìn...

Sản khoa

- 05/04/2018

Avata

Phụ nữ đều mong muốn được sinh con ra khỏe mạnh nhưng hiện nay, có khoảng 2-3% trẻ sinh ra đời mang các dị tật bẩm sinh. Để giảm thiểu tỉ lệ này các mẹ cần phải đi khám thai định kỳ, làm xét nghiệm dị tật thai nhi khi mang thai.

Sản khoa

- 03/04/2018

Avata

Các mẹ cần biết khám thai những tuần nào là chính xác để có sự chuẩn bị cũng như cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé tốt nhất. Khám thai những tuần nào là tốt nhất để bác sĩ dễ dàng phát hiện những dị tật ở thai nhi nếu có để đưa ra biện pháp thích hợp.

Sản khoa

- 03/04/2018