Bệnh Khác

cbao bac si em thuong xuyen bi say tau xe du la quang duong ngan 10-20 km em cung bi say kinh khung moi nguoi bao em bi nhu vay la do suc khoe em rat yeu khong biet co dung khong bs em co phai di ktra sk khong c on bs

cr9

(2016/02/05 02:34)

Chào bạn!
Nguyên nhân của chứng say xe là do trong hoạt động hàng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng phẳng, đến khi thay đổi phương hướng và tốc độ vận động sẽ dễ gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai, làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn. Sức khỏe sinh hoạt hàng ngày bạn cảm thấy bình thường chỉ bị say tàu xe thì bạn không cần đi khám. Một số lưu ý trước và trong khi đi tàu xe như:
Tập trung: Nếu bạn dễ say xe, bạn nên nhìn ra bên ngoài xe, nhưng không nhìn vào những vật đang chuyển động, như ô tô khác, mà nên cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, như một điểm ở đường chân trời. Như vậy, sẽ giúp bạn quên đi cảm giác khó chịu, tinh thần không bị phân loãng và giúp tỉnh táo hơn.
Nên mở cửa để hít khí trời: Đảm bảo là có gió và không khí trong lành bằng cách mở hé cửa sổ xe khi đang đi sẽ là biện pháo chống say xe rất tốt.
Nên ngủ một giấc: Giấc ngủ trên xe sẽ giúp bạn rất nhiều việc chống lại cơn say đang chực chờ hạ gục bạn khi có thể. Nếu được, hãy ngủ một chút cho quên cảm giác say.
Ăn nhẹ trước khi đi: Trước ngày đi, hoặc trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, bạn nên ăn nhẹ cái gì đó, những chú ý không nên uống bia, rượu vì sẽ dễ khiến cho tình trạng say xe trở nên tệ hơn.
Không đọc sách khi đang trên xe: Khi đi xe, để tránh bị say, nôn bạn tuyệt đối không nên đọc sách, nhất là không nên cho trẻ đọc sách, truyện khi đang đi trên xe.
Giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo trước ngày đi: Khi thần kinh bị căng thẳng thường dễ gây nôn ói. Vì vậy, trước ngày đi chơi, bạn cần thư giãn, tránh mệt mỏi.
Chọn chỗ ngồi: Bạn nên chọn chỗ ngồi cạnh cửa thông gió, hoặc những hàng ghế trên. Hiện nay có một điều bất tiện là đa số xe du lịch thường dùng máy lạnh, đóng kín các cửa. Nếu bạn là người bị say tàu xe, tốt nhất nên yêu cầu hướng dẫn viên du lịch để mở hé phần cửa kính sát chỗ ngồi của mình...
Chúc bạn luôn khỏe mạnh sau mỗi chuyến đi!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
cho chau hoi chau kham o truong hoc nguoita noi benh r16 la benh gi ?

Quy Dương

(2014/09/07 21:17)