Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ. Mong bác sĩ tư vấn giúp em, hiện tại em có biểu hiện : - Tai ù như tiếng ve kêu ( mấy tháng rồi mà không bớt) - Mắt thì cay như buồn ngủ ( mấy tháng rồi không bớt) - Người em kiểu như mất thăng bằng. Em rất chán nản và mệt mỏi vì những biểu hiên này, em có đi khám ở Đà Nẵng và xét nghệm máu, city. Bác sĩ kết luận em bị mỡ máu cao và rối loạn tuần hoàn não. Mọi người khuyên em nên đi khám tai mũi họng và em cũng đi khám ở Quảng Ngãi. Bác sĩ kết luận em bị rối loạn tuần hoàn tai trong. mà em uống thuốc cũng không khỏi. Bác sĩ tư vấn giúp em : Rối loạn tuần hoàn tai trong là bệnh gì, và có nguy hiểm không. và những biểu hiện trên, Bác sĩ kết luận dùm em là em bị gì, và hướng khám bệnh tốt nhất là gì? Em cảm ơn!

Đỗ Cao Cường

(2015/11/17 02:17)

Chào bạn,
Rối loạn tuần hoàn tai không phải là một bệnh mà chỉ là vấn đề máu kém lưu thông đến tai do xơ vữa hay vì một lí do nào khác. Tôi cung cấp thêm một số kiến thức về ù tai:
Về cấu tạo giải phẫu, ở tai trong (inner ear), chúng ta có hàng vạn tế bào thính giác hoạt động theo cơ chế điện sinh học. Trên bề mặt của tế bào thính giác là những sợi lông rất nhỏ. Nếu ở tình trạng bình thường mạnh khỏe, những sợi lông này sẽ chuyển động theo áp suất của những làn sóng âm thanh từ ngoài vào. Sự chuyển động đó khiến cho những tế bào thính giác phát ra một luồng điện tới sợi thần kinh thính giác và những tín hiệu này được dẫn truyền lên não bộ. Não bộ sẽ phân tích những tín hiệu này và nhận biết được đây là những âm thanh, nghĩa là chúng ta nghe được.
Ngược lại, nếu những sợi lông mỏng manh trên bề mặt tế bào thần kinh thính này bị tổn thương, uốn cong, siêu vẹo, chúng sẽ chuyển động rối loạn không theo một chiều hướng nào cả. Vì vậy, những tế bào thính giác sẽ gửi lên não bộ những tín hiệu bất thường khiến bộ não nhận được âm thanh không hề có, bất thường mà ta gọi là chứng ù tai.
Những nguyên nhân gây tổn thương các tế bào thính giác có thể gồm: lão hóa cơ quan thính giác do tuổi già, thường gặp ở người trên 60 tuổi. Chấn thương gây tổn thương tai trong do những tiếng động quá lớn, nghe thời gian dài liên tục từ ngày này sang ngày khác như tiếng nhạc, cưa máy, tiếng cắt gạch men, tiếng nổ, tiếng động cơ rú ga... có thể làm giảm thính lực rất nhiều. Cholesteoma tai ngoài. Sử dụng một vài thứ thuốc quá lâu ngày như thuốc aspirin, streptomyxin, gentamycin... Tổn thương của chuỗi xương nhỏ trong tai, xương có thể bị cứng lại không dẫn truyền âm thanh vào tai trong được. Chấn thương ở đầu, mặt, cổ làm tổn thương tai trong. Bệnh của hệ tuần hoàn cũng có thể gây ra chứng ù tai như: xơ vữa động mạch, sự tích tụ của chất cholesterol cũng như các loại chất mỡ khác, làm cho những mạch máu lớn gần tai giữa và tai trong bị mất tính đàn hồi. Do mạch máu giảm tính đàn hồi khiến máu chảy mạnh và xoáy hơn nên tai ta có thể nghe được. Bệnh tăng huyết áp, phối hợp với các yếu tố khác như stress, rượu, cà phê, thuốc lá có thể làm cho tiếng ù tai trở nên nặng hơn. Luồng máu chảy bị xoáy do động mạch hay tĩnh mạch cổ bị hẹp hay bị gập lại, tạo ra tiếng động. Những vi quản bị dị dạng, chẳng hạn dị dạng chỗ nối giữa động mạch và tĩnh mạch có thể gây ra tiếng động làm ù tai. Bướu ở vùng đầu, cổ thì ù tai có thể là một triệu chứng của bệnh này.
Với tình trạng của bạn có thể áp dụng biện pháp Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần tăng cường lưu thông khí huyết. Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước. Nên dùng các thảo dược có tác dụng tăng cường tuần hoàn vi mạch như đan sâm, cối xay, vảy ốc, hay bồi bổ khí huyết như bạch truật... Bạn nên dùng sản phẩm Kim Thính với thành phần thảo dược trên giúp tăng cường thính, cải thiện ù tai. Bạn cần phải kiên trì sử dụng mới đạt hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan