Nội Tiết

Xin chào bác sĩ. Cháu hiện tại 22 tuổi, cháu dễ bị mệt, bị sụt cân, hay bị khó thở, mệt tim. Sau khi đi khàm ở bệnh viện Ung Bướu thì cháu đc chuẩn đoán như sau: - Tuyến Giáp: không to - Thùy trái: Giữa mặt sau có 1 nhân echo hỗn hợp đặc và nang, kt=17x9mm, giới hạn rõ, không vôi hóa, không tăng sinh mạch máu. - Thùy phải: không tổn thương khu trú - hạch cổ 2 bên: không thấy hạch cổ bệnh lý - Tuyến mang tai và tuyến dưới hàm bên: bình thường - Bó mạch cảnh 2 bên: Khảo sát động và tĩnh mạch: + Động mạch cảnh không giãn, không phình, không xơ vữa, phân bố mach máu phổ động mạch + Tĩnh mạch cảnh không dãn, không huyết khối, không thuyên tắc, phân bố mạch máu phỗ tĩnh mạch. KẾT LUẬN: PHÌNH GIÁP HẠT THÙY TRÁI. Bác sĩ bệnh viện cho cháu uống thuốc và hẹn 1 tháng sau tái khám. Cháu xin hỏi bác sĩ là tình trạng bệnh của cháu có nguy cơ chuyển sang ung thư không ạ. vì gia đình cháu vừa rồi có người đã phẫu thuật K giáp. Và như bệnh tình của cháu thì phải kiêng cử những gì không ạ. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên. Cháu xin cảm ơn!

Đặng Thị Thùy Duyên

(2015/09/22 05:27)

Chào bạn,
Bạn là nữ mới 22 tuổi, đã khám và được chẩn đoán là nhân giáp. Mặc dù bạn không chia sẻ chỉ số xét nghiệm nồng độ hormon tuyến giáp tuy nhiên dựa vào kết quả siêu âm và triệu chứng bệnh thì có thể bạn đang bị chứng cường giáp. Các triệu chứng có thể gặp phải: mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác nóng trong người, da dẻ khô ẩm, dễ cáu gắt, sụt cân thường xuyên không rõ nguyên nhân. Hiện nay bạn đang được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp tổn hợp. Việc điều trị cần kiên trì dưới sự giám sát và hướng dẫn của các bác sĩ. Trong thời gian đầu abnj cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ có những điều trị cho phù hợp. Cường giáp là hội chứng tăng năng tuyến giáp có nguyên nhân liên quan đến các sai lệch và rối loạn của hệ miễn dịch dẫn đến tình trạng tuyến giáp bị kích thích quá mức. Cường giáp nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, xương, chuyển hóa. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, đa phần các bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị nội khoa,. Trong trường hợp cần thiết có thể có chỉ định thay thế bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Do đó bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên hạn chế các thực phẩm giàu iod như hải sản, các chất kích thích như cồn, cafein, thịt đỏ.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan