Thần Kinh

Chào bác sĩ! Thưa bác sĩ. Cháu 17 tuổi. Hôm rồi cháu có khám tổng quát khoa nội thần kinh và kết quả là cháu có bị ngoại tâm thu (R07.3). Tuy nhiên cháu chưa hiểu rõ (R07.3) là như thế nào. Mong bác sĩ giải thích rõ dùm cháu ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ.

Thiên Minh

(2015/06/06 05:06)

Chào bạn,
R07.3 là mã của bệnh ngoại tâm thu theo "Phân loại bệnh tật theo ICD - 10''. Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim, gây ra bởi những thay đổi trong hoạt động của tim dẫn đến tình trạng tim đập không đều: thêm nhịp hoặc bỏ qua nhịp đập. Ngoại tâm thu nếu chỉ xảy ra một vài lần, không gây choáng, ngất hay khó thở, và dễ mất đi thì thường coi là vô hại và không cần can thiệp y tế. Nếu nặng hơn thì cần phải đến bệnh viện để phát hiện các bệnh lí như mất cân bằng điện giải trong máu, tổn thương cơ tim, hoặc bệnh tim mạch nào đó như tăng huyết áp, hẹp hở van tim, bệnh mạch vành,..Nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người đều có ít nhất một nhịp ngoại tâm thu mỗi ngày nhưng chúng ta thường không nhận biết được. Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, cho dù người đó khỏe mạnh hay đang mắc bệnh tim mạch.
Trong một số trường hợp, ngoại tâm thu không có triệu chứng rõ ràng. Số còn lại sẽ có các dấu hiệu sau đây:\n- Cảm giác hẫng hụt trong lồng ngực, dường như tim ngừng đập hoặc bỏ qua một nhịp.\n- Tim đập nhanh, hồi hộp, kèm theo đánh trống ngực. \n- Có thể có cảm giác rung hay đập thình thịch trong lồng ngực, và lan đến cổ họng hoặc cổ.\n- Nhịp ngoại tâm thu thường được cảm nhận rõ ràng nhất là khi nghỉ ngơi, bởi lúc đó không còn yếu tố nào khác ảnh hưởng tới nhịp tim.
Hầu hết các trường hợp ngoại tâm thu không cần điều trị, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, bao gồm:\n- Hạn chế chất kích thích như cà phê, bia,...\n- Rèn luyện cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên. Thiền, yoga, đi bộ hay chơi thể thao đều là những phương pháp hiệu quả giúp cơ thể vận động hợp lý.\n- Thư giãn tâm lý, tránh căng thẳng, lo âu hay sợ hãi.\nNếu ngoại tâm thu xuất hiện do bạn căng thẳng kéo dài, và không có dấu hiệu thuyên giảm khi thay đổi lối sống hoặc luyện tập, bạn có thể được kê toa sử dụng một số thuốc chống lo âu như buspirone hoặc alprazolam.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Thần Kinh
vậy cháu dung thuốc ANTISLEEP có được không ạ?Cháu cảm ơn!

Nguyễn Thị Lan Phương

(2014/11/09 04:53)