Cơ Xương Khớp

Bác sĩ ơi cho e hỏi e bị gãy xương mác 1/3 dưới chân trái gãy chéo .e bó bột ở bệnh viện xây dựng hà nội.bác sĩ ở đây bó cho e qua đoạn gãy chừng 7cm .nhưng hôm qua e đi tái khám và chụp xquang tại BV xây dựng .thì bác sĩ x quang hỏi gãy đoạn nào ,e trả lời thì bác sĩ bảo sao gãy ở đây mà bó có thế này bó ở BV nào? E trả lời tại BV này bác sĩ ko nói gì! E ngồi đợi kết quả của mình thì thấy 1 bác sĩ bảo gãy cẳng chân mà người ta lại bó cổ chân ý nói phim x quang của e.cả phòng mấy bác sĩ đều cười và họ nhìn e .kết quả x quang của e xương vẫn như lần đầu cách đây 6 tuần chụp chưa liền trên phim.e quay lại bác sĩ ban đầu chẩn đoán hỏi thì bác sĩ ko nói ji và bảo tháo bột đc rồi.có một bác sĩ nữa nhiều tuổi hơn bác sĩ điều trị cho e bảo đưa anh xem phim ,bác sĩ này nhìn phim và bảo để thêm 2 tuần nhưng bác sĩ điều trị cho e thì nhất quyết bảo xương mác 6 tuần là tháo đc dù bác sĩ kia tiếp tục khuyên.cuối cùng e đc tháo bột. Bác sĩ 24h cho e hỏi phải chăng quá trình điều trị bó bột của e có vấn đề ? Liệu bác sĩ điều trị bó bột cho e sai quy tắc vì e thấy trên mạng có những hình ảnh người ta gãy xương mác mà bó bột tới qua đầu gối,và bác sĩ trong bệnh viện này quá mâu thuẫn với nhau.e xin bác sĩ tư vấn 24h cho e lời khuyên ! E xin chân thành cảm ơn ạ !

Hieu tran

(2014/12/04 00:32)

Chào bạn,
Gãy xương cẳng chân là các trường hợp gãy thân xương chày từ dưới hai lồi cầu đến trên mắt cá trong, có hoặc không kèm gãy xương mác từ cổ tới trên mắt cá ngoài.\nĐiều trị gãy xương cẳng chân quy tụ vào điều trị gãy xương chày. Xương mác dẫu có can lệch cũng không ảnh hưởng cơ năng của cẳng chân. Nếu điều trị sớm thì nắn tương đối dễ vì chưa sưng nề nhiều, máu tụ còn ít, cơ chưa co rút nhiều. Nếu để muộn, tại chỗ sưng nề nhiều, có hể thấy các nốt phổng nước, cơ co kéo mạnh, do vậy nắn sẽ khó ngay cả trong phẫu thuật.
Bó bột
Áp dụng trong các trường hợp:
Gãy không lệch hoặc di lệch ít dù loại gãy nào (ngang, chéo, xoắn) đều bó bột cố định ngay. Bột đùi-cẳng-bàn chân có rạch dọc, bó với tư thế gối hơi gấp bàn chân 900.
Sau 7-10 ngày, khi sưng nề đã giảm có thể quấn thêm bột kín vòng tròn hoặc thay bột khác nếu bột quá lỏng. Trong quá trình bó, hướng dẫn bệnh nhân tập đưa cao cẳng chân, khép, dạng. Sau 3 tuần cho tập đi nạng và chống chân dần để tránh rối loạn dinh dưỡng. Bột giữ 8-10 tuần.
Gãy di lệch nhiều: Cần gây tê ổ gãy và nắn ngay trên khung kéo kiểu Boehler, kéo với tạ 7-14kg, kéo từ 10-20 phút.
Sau khi kéo, kiểm tra hết ngắn chi, hết xoay, cần nắn sửa di lệch ngang, kiểm tra X quang rồi bó bột đùi-cẳng-bàn chân hoặc bó trước rồi kiểm tra X quang sau. Nếu kiểm tra X quang còn di lệch ít thì cho bệnh nhân nằm kê cao chân trong 3-4 ngày. Bột giữ 6-8 tuần, sau 3 tuần cho tập đi nạng.
Theo Boehler nếu kiểm tra X quang còn di lệch trong bột thì nên kéo tạ trên bột trong 3 tuần trên giàn Braun.
Theo A. Sarmiento: Sau khi kéo nắn thì cho bó bột đùi-cẳng-bàn chân ngay, kê chân cao 3-5 ngày tránh rối loạn dinh dưỡng, cho bệnh nhân tập đưa chân lên xuống trong 2 tuần. Khi đỡ đau tại ổ gãy thì biến bột đùi- cẳng-bàn chân thành bột chức năng dưới gối để bệnh nhân tập vận động khớp gối và tập đi lại chống nạng.
Bột chức năng giữ 8-12 tuần. Loại bột này thường áp dụng đối với các trường hợp gãy thấp 2 xương cẳng chân.
Theo một số tác giả, nếu xương chày gãy chéo, xoắn, bó bột như trên thường không vững dễ di lệch thứ phát. Do vậy nên xuyên đinh qua xương gót kéo khoảng 3 tuần rồi chuyển sang bó bột.
Kéo tạ
Dùng đinh Steimann hoặc đinh Kirschner lớn xuyên qua xương gót để kéo liên tục trên giàn Braun. Kéo tạ được chỉ định trong các trường hợp gãy không vững, gãy di lệch nhiều. Kéo tạ sẽ nắn chỉnh được di lệch chồng ngắn, xoay ngoài và một phần nào di lệch ngang.
Tạ kéo thường với 1/10 trọng lượng cơ thể và tăng dần mỗi giờ sau đó. Kéo tạ cho đến khi có can lâm sàng thì chuyển sang băng bột để thu ngắn thời gian nằm trên giường
Vật lý trị liệu
Ngoài việc kê cao chân chống phù nề sau mổ, cần có chương trình tập luyện ngay khi bệnh nhân tỉnh. Cần luyện tập cơ nhẹ nhàng và không đau.
Ưu điểm của phẫu thuật là xương lành theo ý muốn của người điều trị, khớp không bị cứng, người bệnh chóng trở lại sinh họat bình thường. Song nguy cơ nhiễm trùng khi mổ còn cao do không đảm bảo vô trùng (10-25%). Ngoài ra các biến chứng gãy nẹp, bung nẹp cũng có thể xảy ra.
Trường hợp của bạn nếu bác sĩ điều trị đã hướng dẫn bạn phương pháp điều trị thì bạn nên tuân theo, vì bác sĩ điều trị sẽ có trách nhiệm với việc điều trị bệnh cho bệnh nhân của mình. Còn nếu bạn chưa yên tâm thì nên tới một bệnh viện tuyến TW để khám lại, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn sớm hồi phục!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan