Tim Mạch

Chào bác sĩ, cháu đau nữa đầu phải 3 năm nay, mắt bên phải mờ đi, đau liên tục luôn ạ, chính xác hơn là đau 24/24 không có lúc nào là không đau , cháu đã đi chụp CT, MR, và chụp XQ ở bệnh viện chợ Rẫy, rồi đi khám mắt vì cháu nghĩ có thể mắt ảnh hưởng gây đau đầu nhưng k phát hiện bất thường, bác sĩ chẩn đoán cháu bị đau đầu mirgaine, cháu đã uống thuốc theo toa của bác sĩ nhưng không thấy đỡ,và đã đi khám ở rất nhiều nơi nữa nhưng không có hiệu quả. Khoảng 3 tháng nay, cháu đau từ đầu xuống nữa người bên phải, có lúc đau hết người,nhức nhiều và liên tục như đau đầu luôn ạ, cháu cũng đã đến bệnh viện 115 khám, sau khi đo điện não không phát hiện bất thường, bác sĩ chẩn đoán cháu do áp lực học tập, cho thuốc uống nhưng cháu vẫn không thấy đỡ chút nào. Thật sự lúc nãy cháu đang rất bế tắc vì đã đau rất lâu như vậy mà không tìm ra mình bị bệnh gì, cháu đang là sinh viên năm cuối nữa, áp lực rất nhiều thứ, mong bác sĩ tư vấn giúp cháu cháu nên khám ở đâu? ở chuyên khoa nào để biết chính xác bệnh mình.Cháu xin cảm ơn!

Lê Thu Thương

(2014/11/13 21:19)

Chào bạn,
Như các triệu chứng bạn mô tả đau đầu nửa bên phải, đau thành cơn kéo dài và đau đầu dữ dội... thì đây là những triệu chứng của chứng đau nửa đầu (đau đầu migraine, đau đầu vận mạch)
Đau đầu migraine là chứng đau đầu mạn tính, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam đây là bệnh đau đầu rất hay gặp và không khó chẩn đoán, nhưng đau đầu migraine thường dễ chẩn đoán nhầm là đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, hoặc đau đầu từng cụm. Do đó việc điều trị thường ít hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra bệnh chưa rõ. Được cho là có liên quan tới một số yếu tố chính: Sự di truyền gen dễ bị tổn thương. Ảnh hưởng của các kích hoạt. Kích thích tận cùng các dây thần kinh cảm giác. Sự phóng thích các peptides thần kinh. Giãn mạch máu. Bệnh gây ra cơn đau đầu liên tiếp mỗi ngày, không thành cơn rõ rệt, đau có tính chất luân hồi mà nguyên nhân chủ yếu là do lạm dụng các thuốc hoặc bệnh nhân có kết hợp trạng thái lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ...
Điều trị đau đầu migraine bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị phòng ngừa cơn. Đối với thuốc điều trị cần có sự tham khám và chỉ định cụ thể phù. Còn đối yếu tố dự phòng rất quan trọng như điều chỉnh tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, về chế độ ăn hạn chế thức ăn gây kích thích cơn đau như chocolate, xúc xích, thịt nguội, đồ hộp, chuối tây, rượu đỏ, thịt đỏ, bột nêm, bột ngọt có tổng hợp, cafe, tránh những nơi quá ồn ào, tránh sáng.... Ngoài ra còn sử dụng một số thuốc dự phòng như Dihydroergotamine, propranolol, thuốc trầm cảm.... nên tham gia các môn như yoga, thiền rất tốt
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan