Sản Phụ Khoa

Thưa bác sĩ cho em hỏi sau khi rụng trứng và có quan hệ, nếu trứng được thụ tinh thì mất bao lâu trứng vào làm tổ trong tử cung và bắt đầu quá trình thụ thai? Và có phải khi bắt đầu thụ thai thì mới nhận dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ không ạ?

Bùi Hà Thanh

(2014/11/05 16:12)

Chào bạn,
Thời điểm thụ tinh là ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.
- Vị trí thụ tinh: 1/3 ngoài của vòi trứng.
- Quá trình thụ tinh: Tinh trùng và noãn gặp nhau. Cực đầu của tinh trùng tiết ra men để phá hủy lớp tế bào hạt và đi qua lớp màng trong của noãn. Khi cực đầu của tinh trùng đi qua màng trong thì màng trong thay đổi để không cho tinh trùng khác vào được nữa. Vào tới màng bào tương của noãn, cực đầu của tinh trùng mất đi, nhân của tinh trùng nằm trong bào tương của noãn. Nhân của tinh trùng trở thành tiền nhân đực và nhân của noãn trở thành tiền nhân cái. Hai tiền nhân đực và cái tiếp tục phát triển riêng rẽ sau đó xích lại gần nhau rồi kết hợp thành có đầy đủ bộ nhiễm sắc thể (46) gọi là trứng. Trứng phát triển và phân bào ngay.
- Giới tính của thai được quyết định ngay khi thụ tinh. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y thì sẽ phát triển thành thai trai (46XY). Ngược lại nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X thì sẽ phát triển thành thai gái (46 XX).
Sau khi thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, trứng tiếp tục di chuyển trong vòi trứng để đến làm tổ ở buồng tử cung mất khoảng 3 – 4 ngày và sống tự do trong tử cung từ 2 – 3 ngày rồi mới làm tổ.\nTrứng di chuyển nhờ 3 cơ chế:\n– Nhu động của vòi trứng.\n– Hoạt động của nhung mao niêm mạc vòi trứng.\n– Luồng chất dịch hút từ ổ bụng chảy từ phía loa vòi trứng về buồng tử cung.\nNội tiết tố của buồng trứng (estrogen, progesteron) có tác dụng điều chỉnh sự co bóp của vòi trứng, ảnh hưởng đến nhu động của vòi trứng.\nTrên đường di chuyển trứng phân bào rất nhanh. Từ một tế bào mầm phân chia thành hai tế bào mầm, rồi thành 4 tế bào mầm bằng nhau. Sau đó lại phân chia thành 8 tế bào mầm: 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ các tế bào mầm nhỏ phát triển nhanh hơn các tế bào mầm to, và khi các tế bào mầm nhỏ bao quanh các tế bào mầm to thì trứng ở trong giai đoạn phôi dâu. Gồm từ 16 – 32 tế bào. Trong phôi dâu dần dần xuất hiện một buồng nhỏ chứa chất dịch đẩy các tế bào sang một bên và trở thành phôi nang (vào ngày thứ 6, 7 kể từ ngày thụ tinh).\nCác tế bào mầm nhỏ tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai. Các tế bào mầm to nằm ở giữa sẽ trở thành các lá thai, sau này sẽ trở thành thai nhi.\nTrứng tự do trong buồng tử cung khoảng 2 – 3 ngày có lẽ là để đạt mức phát triển cần thiết và cũng để cho niêm mạc tử cung chuẩn bị được thích hợp với sự làm tổ của trứng.\nNếu thời gian di chuyển của trứng kéo dài, vì một lý do nào đó (vòi trứng quá dài, vòi trứng gấp khúc, hẹp vòi trứng…) trứng chưa về buồng tử cung làm tổ mặc dù trứng vẫn tiếp tục phát triển gây chửa ngoài tử cung.\n3. Sự làm tổ của trứng\nTrứng bắt đầu làm tổ vào ngày thứ 6 – 8 sau khi thụ tinh (tức là ngày thứ 20 – 22 của vòng kinh), khi niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị nhận trứng về làm tổ. Nơi làm tổ thường là ở vùng đáy tử cung, mặt sau nhiều hơn mặt trước. Các bước làm tổ bao gồm: dính, bám rễ, qua lớp biểu mô và nằm sâu trong lớp đệm.\nQuá trình diễn biễn như sau:\n– Ngày thứ 6 – 8 sau thụ tinh: phôi nang dính vào niêm mạc tử cung. Các chân giả xuất phát từ các tế bào nuôi bám vào biểu mô, gọi là hiện tượng bám rễ. Một số liên bào bị tiêu huỷ và phôi nang chui sâu qua lớp biểu mô.\n– Ngày thứ 9 -10 sau thụ tinh: phôi thai đã chui qua lớp biểu mô trụ nhưng chưa nằm sâu trong lớp đệm, bề mặt chưa được biểu mô phủ kín.\n– Ngày 11 – 12 sau thụ tinh: phôi nằm hoàn toàn trong lớp đệm nhưng chỗ nó chui qua biểu mô cũng chưa được che kín.\n– Ngày thứ 13 – 14 sau thụ tinh: phôi nằm sâu trong niêm mạc và thường đã được biểu mô phủ kín. Trung sản mạc được biệt hoá thành hai lớp tế bào (lớp hội bào và lớp tế bào Langhans) và hình thành những gai rau đầu tiên.\nHiện tượng làm tổ chịu tác động của nhiều yếu tố sinh hoá học, miễn dịch học, đặc biệt là về nội tiết với sự chế tiết progesteron. Trứng và tinh trùng khỏe là nhận từ dinh dưỡng của cơ thể vì vậy từ khi hình thành thì đã nhận dinh dưỡng rồi bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan