Tiêu Hóa

Cháu năm nay 22t. Sáng nào dậy cũng có cảm giác buồn nôn và nôn. Đi khám nội soi dạ dày chỉ chuẩn đoán là bị viêm niêm mạc dạ dày nhưng đã có đỡ rôi. Hơn 1 tháng nay cháu vẫn bị thế dù có uống thuốc nhưng mà không đỡ, vẫn có triệu chứng nôn, buồn nôn. Cháu mới khám nội soi dạ dày hôm 4/10 , bác sĩ chuẩn đoán viêm niêm mạc ban đỏ, đã cho thuốc nhưng cháu uống vẫn còn tình trạng nôn ra dịch bọt vào buổi sáng ,Ăn cảm giác ăn không ngon. Xin bác sĩ cho biết liệu cháu bị bệnh gì nên uống thuốc như nào, hay khám như thế nào. Cháu xin cảm ơn.

Ninh tiến Đạt

(2014/10/07 18:56)

Chào bạn, viêm niêm mạc dạ dày, về điều trị chưa có điều trị đặc hiệu, sử dụng phối hợp hai kháng sinh (nếu có vi khuẩn H. pylory), một kháng sinh thuộc nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole) và một kháng sinh thuộc nhóm marcrolid (clarythromycin); một thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin...). Ngoài ra, tùy theo điều kiện của bệnh nhân, tình trạng tổn thương, có thể sử dụng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, sinh tố, an thần. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, nhưng tối thiểu là 4 - 6 tuần.
Bên cạnh đó cần ăn chậm, nhai kỹ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kĩ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý.
Nếu gặp khó tiêu thường xuyên, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp giảm bớt những tác động của acid dạ dày.
Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.
Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy...
Chất béo từ cá được khuyên sử dụng vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá...) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.
Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái... trong thời gian đau cấp tính. Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, dền...
Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn...
Hạn chế hoặc tránh uống rượu: sử dụng quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và làm xói mòn lớp niêm mạc của dạ dày, gây viêm và chảy máu.
Không hút thuốc: hút thuốc gây trở ngại cho niêm mạc bảo vệ dạ dày, làm cho dạ dày dễ bị viêm cũng như các vết loét. Hút thuốc cũng làm tăng acid dạ dày, dạ dày chậm trễ chữa bệnh và là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với ung thư dạ dày.
Ngoài ra, cần tránh lo âu, căng thẳng tâm lý. Nếu gặp vấn đề về tâm lý cần xem xét việc tập thiền hoặc yoga.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan