Thần Kinh

Thưa bác sĩ ! Tôi xin được giải đáp vấn đề như sau: tôi có bé gái đã 4 tuổi.khi bé 3 tuổi tôi có gởi bé ở nhóm trẻ gia đình, vì bé lười ăn nên thường hay bị cô giáo quát nạt nên bé rất sợ đi học, sáng nào đi học bé cũng có biểu hiện hoảng loạn tình trạng như trên kéo dài được một năm thì tôi cho bé nghỉ . Đầu năm học này tôi cho bé đi học ở một trường khác đến nay đã được 1,5 tháng mà bé không chịu nói chuyện với cô, cô giáo hỏi bé rất ít khi trẢ lời, ít nói chuyện với bạn, không thAm gia ca hát, chạy nhảy, tô màu rất chậm... Nhưng khi ở nhà thì bé rất bình thường, hát những bài mà cô dạy ở lớp kể cả bài hát tiếng anh , bé đếm được tiếng anh đến số 20.... Nói chung tôi quan sát bé rất kĩ bé hoàn toàn bình thường không có biểu hiện của trẻ tự kỉ chỉ có điều bé quá nhút nhát khi có người lạ đến nhà bé không ra khỏi phòng hoặc nép sau lưng mẹ, không dám ca hát cho người lạ nghe ngoại trừ mẹ và chị.... Xin nói thêm là môi trường sống của bé khá khép kín hàng ngày chỉ tiếp xúc với ông bà, cha mẹ chị gái và em trai, do bận rộn nên ít đưa bé đi chơi... Xin hỏi bác sĩ tôi phải làm sao để bé có thể hoà nhập với các banj. Đây có phải là biểu hiện của một bệnh tâm lí nào không?

Nguyễn thị yến nhi

(2013/10/23 07:47)

Chào bạn
\nBé nhà chị đã 4 tuổi, đã đến cái độ tuổi, bé hòa nhập với xã hội, có nhu cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa. Nhưng bé nhà chị lại khép mình với người lạ. Theo như chị quan sát, bé không có triệu chứng của trẻ tự kỉ thì có thể, do bé nhà chị nhút nhát. Tình trạng nhút nhát của bé có thể có nhiều lí do như: di truyền, bắt chước người lớn, sống khép kín hay thường xuyên bị chê bai khiến bé thu mình lại, rụt rè và không dám tiếp xúc, thể hiện. Hiện giờ, bạn nên chia sẻ, tâm sự, nói chuyện nhiều với bé, đặc biệt, không gắn mác nhút nhát cho bé, vì khi bạn luôn định hình như vậy thì bé cũng sẽ luôn định hình mình nhút nhát, đồng thời làm gương cho bé, sống hòa đồng với mọi người xung quanh, hàng xóm, còn bố mẹ có tính hay lo âu sẽ khiến cho trẻ có cảm giác thế giới này là một nơi đáng sợ, và bé sẽ trở nên rụt rè hơn. Bố mẹ cần đảm bảo con mình được chăm sóc và vây quanh bởi những người sống tích cực, để trẻ tiếp nhận và học hỏi thái độ sống tích cực đó từ từ. Khuyến khích trẻ rèn luyện một thú vui lành mạnh nào đó mà bé thích. Khi đã có một thú vui nhất định, bé sẽ học cách làm quen và tương tác với những bạn khác có cùng sở thích, và tự mình nâng cao các kỹ năng của bản thân. Về phần bạn và gia đình, hãy thật lòng khen ngợi bé vì những thành quả hoặc tiến bộ mà bé đạt được - dù là nhỏ nhất - trong mọi hoạt động của trẻ. Trong trường hợp mà bạn và gia đình đã nỗ lực hết mình, ứng dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không hiệu quả, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan