Tai Mũi Họng

Thưa bác sĩ. Cháu năm nay 26 tuổi, là một kỹ thuật viên tin học. Cách đây hai năm cháu có mắc phải bệnh lao phổi và đã điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng thời gian gần đây (Khoảng 1 tháng) Cháu thừơng bị đau rát lồng ngực khó thở, thở hụt hơi. Nhất là những lúc làm việc căng thẳng hay suy nghĩ nhiều. Ho nhiều có đàm. Cháu đã đi khám lại bệnh lao và không phát hiện bệnh tái phát. Cháu cũng đã từng đi khám ở BV Đại học Y dựơc và chẩn đoán bị trào dịch ngựơc thực quản dạ dày. Nhưng cháu đã uống thuốc 1tháng nhưng bệnh không thuyên giảm. cháu lại đi khám ở bệnh viện Quận Tân Bình, thì đựơc chẩn đoán là viêm loét dạ dày tá tràng. và có đo điện tim thì Bác sĩ bảo bị thiếu máu cục bộ tim mãn, và nhịp tim chậm. Cũng cho thuốc vế uống nhưng cũng không khỏi. Bây giờ cháu thừơng lên cơn hen ho, một ngày 1 lần , cơn hen ho kéo dài khoảng 20-30 phút. khi ho khạc ra rất nhiều chất dịch nhầy màu trắng giống nứơc mũi. Cơn ho thừơng xuất hiện vào buổi tối trứơc khi đi ngủ, lúc vừa đặt lưng xuống giừơng khoảng 10 phút là bắt đầu ho, Cơn ho thừong kèm theo nôn ói.rnCháu có tìm hiểu một số thông tin và rất lo ngại về tình trạng bệnh của mình. Cháu sợ mình bị bệnh tim. Cháu kính mong bác sĩ giải đáp giúp cháu và cho cháu những lời khuyên vì bây giờ cháu rất hoang mang. Cháu nên đi khám ở đâu và hứơng giải quyết ra sao ? Cháu xin chân thành cảm ơn !

Nguyễn Thanh Trọng

(2013/08/21 16:50)

Chào bạn,
Tình trạng bệnh của bạn hiện nay của bạn bao gồm: Đau dạ dày, viêm họng, thiếu máu cục bộ mạn, chậm nhịp tim. Tôi sẽ giải thích từng trường hợp và cách xử trí:
- Đối với bệnh đau dạ dày và viêm họng đây là 2 bệnh có ảnh hưởng lẫn nhau và dai dẳng khó điều trị dứt điểm, khi bạn bị đau dạ dày sẽ có tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản, lên họng (biểu hiện sẽ là ợ hơi, ợ chua liên tục), khi họng tiếp xúc thường xuyên với dịch dạ dày, dịch dạ dày lại có tính axit do đó theo thời gian cơ quan hô hấp sẽ bị tổn thương như thanh quản, hầu họng, amidan gây tình trạng viêm sưng phù nề, đau họng, khàn tiếng và đàm liên tục. Khi đàm nhiều góp phần làm bệnh nhân khó thở, tức và nặng ngực. Để điều trị bạn phải kiên trì một thời gian dài và điều trị song song cả 2 bệnh.
Với bệnh dạ dày, bạn tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của BS: Thường thì bao gồm các loại thuốc ức chế proton H+ như omeprazol, bao vết loét hoặc kết hợp với thuốc trung hòa acid dịch vị.
Ngoài dùng thuốc bạn cần quan chú ý nhiều đến yếu ảnh hưởng đến bệnh:
Tinh thần, khi bạn stress, suy nghĩ nhiều thức khuya thì sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Những thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên ăn như: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng... Bạn nên dùng bột nghệ viên với mật ong ăn ngày 2 -3.
Bạn có thể dùng thêm một số sản phẩm thảo dược trị dạ dày cũng góp phần ổn định bệnh.
Với tình trạng đau họng, đàm nhiều: Bạn nên ngủ cao đầu để khi ngủ dịch vị không đọng lại nhiều tại họng. vệ sinh mũi họng sạch sẽ, bằng cách súc mũi, ngậm nước muối 3 lần/ ngày. Kết hợp dùng một số thực phẩm có tính kháng khuẩn như nghệ, mật ong, gừng, lá diếp cá, cam thảo, trong các bữa ăn hằng ngày, hoặc ép nước uống mỗi ngày. Dùng thêm thảo dược viên ngậm Tragutan, viên uống Tiêu Khiết Thanh. Bạn kiên trì trong 3 tháng bệnh sẽ ổn định, tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh thì phải điều trị dạ dày tốt.
Đối với bệnh thiếu máu cục bộ có 4 mức độ , bạn cần đến bệnh viện tim kiểm tra mức độ nếu ở giai đoạn đầu thi thường bs sẽ dùng thuốc uống, ở giai đoạn muộn thì dùng phương pháp nong, đặt stent mạch vành.
Cả 3 bệnh này bạn không thể xem thường, đặc biệt là bệnh tim bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị.
Một điều bạn cần lưu ý: việc tăng cường sức khỏe ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh của bạn, bạn cần ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên nhằmtăng cường sức khỏe, tăng cường thể lực chống lại bệnh tật.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan