Xử trí khi trẻ bị nhiệt miệng và dấu hiệu cần đi khám bác sĩ?

Thưa BS, con trai em 9 tuổi, thường xuyên bị lở miệng, nay còn bị khớp. Cháu bị béo phì nhẹ, xin hỏi cách điều trị như thế nào ạ? Em cảm ơn BS.

(Vien Nguyen - taxida…@gmail.com)

(2017/06/26 03:33)

Chào em,

Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

- Bé bị bệnh, mệt mỏi hoạc bị căng thẳng.

- Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ em.

- Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

- Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Xử trí khi trẻ bị nhiệt miệng, loét miệng:

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau cho bé. Em có thể áp dụng những cách sau đây để giúp bé dễ chịu hơn.

- Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em.

- Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho bé súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

- Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

- Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp bé đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.

- Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm bé đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

- Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Em nên chắc rằng bé vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Khi nào nên đưa trẻ bị nhiệt miệng đi khám bác sĩ?

- Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, em nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu: đau vùng bụng, sốt cao bất thường, trong phân có đàm, chất nhày

- Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.

 

Em có thể đưa bé tới khám với PGS.TS.BS Võ Công Đồng theo địa chỉ:

PGS.TS.BS Võ Công Đồng
Giảng viên Bộ môn Nhi - Đại học Y dược TPHCM
140/2 Hồng Bàng, Phường 1, Quận 11, TPHCM
ĐT: 08 3969 0478
Thời gian khám bệnh: thứ 2 - chủ nhật: 17g - 20g

Ngoài ra, PGS.TS.BS Võ Công Đồng còn khám bệnh vào thứ 2 tại PKĐK Sài Gòn Y khoa - số 99 Thuận Kiều, Phường 4, Quận 11. ĐT: 08 3956 1753.

Nếu em muốn khám tại phòng khám của BS, xin vui lòng đặt lịch khám ngay trên Finizz.com - trang web đặt lịch khám nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí. 

Thân ái,

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan