Da Liễu

Chào bác sĩ. Năm nay cháu 16 tuổi. Do hôm đi tắm cháu tình cờ phát dưới ngực cháu có nốt sưng như mụn vậy nhưng nốt đó của cháu không có thấy phần nhấn trắng ở trong chỉ thấy nó hơi đỏ ở bên ngoài ạ. Cháu nhấn vào thấy đau, sờ giống như cục j ở dưới da của cháu ấy. Cháu không biết nó sưng từ lúc nào. Nên cháu tưởng con j cắn lên mua ít kem bôi chị côn trùng đốt nhưng không thấy đỡ. Cháu đang phân vân không biết do tuổi dậy thì hay bệnh j khắc không, mong bác tư vấn giúp cháu với. Cháu cảm ơn ạ :)

Vi Vu

(2016/07/28 10:11)

Chào cháu,
Cháu không bệnh gì cả, và mụn này thường mọc ở ngực và lưng có thể gặp ở lứa tuổi như cháu hoặc lớn hơn. Nguyên nhân của cháu không phải là do côn trùng cắn nên cháu bôi thuốc mà không thấy khỏi. Mụn là do nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên (nội tiết tố, các vi khuẩn sống ở nang lông).\nMụn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nhưng gây phiền toái cho con người, đôi khi ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nếu mụn ở mặt (tạo sẹo).\nVào tuổi dậy thì, các hormon sinh dục tăng cao làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Khi có quá nhiều chất nhờn, miệng tuyến bã có thể bị tắc nghẽn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn.\nMụn thường được chia làm 2 loại, mụn không viêm là những mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Mụn viêm là những mụn mủ và mụn bọc (do vi khuẩn ở nang lông cùng với chất bã nhờn gây viêm nhiễm, dẫn đến mụn sưng đỏ và đau). Nếu viêm nhẹ tạo mụn mủ. Khi viêm nhiễm xâm nhập sâu dưới da tạo mụn bọc và thường để lại sẹo khi lành bệnh. Như trường hợp của cháu mụn ở ngực là mụn viêm rồi.\nMục đích của việc điều trị mụn là khai thông các lỗ chân lông bị bịt tắc và giữ cho chúng được sạch bằng cách bôi thuốc, đôi khi có thể kèm theo uống kháng sinh để diệt vi khuẩn trong nang lông. \nCháu có thể tham khảo các thuốc bôi sau đây:\n- Benzoyl peroxit: chỉ bôi thuốc vào buổi tối, không bôi thuốc ban ngày và không đi ra ngoài ánh sáng mặt trời khi bôi thuốc để tránh làm bỏng da, cháy da. Thuốc có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở cổ nang lông tuyến bã và giảm lượng vi khuẩn gây trứng cá. Tác dụng phụ là gây đỏ da, khô da và rát da. \n- Tretinoin: dạng kem hay gel, bôi vào buổi tối, có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở nang lông tuyến bã nhờn. Thuốc cũng gây đỏ da, bong da và kích ứng da.\n- Thuốc bôi kháng sinh như kem erythromycin 2%, dung dịch clindamycin 1% (dalanin T), metronidazol dạng gel, bôi hằng ngày, dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc bôi khác.\nNếu cháu sử dụng thuốc bôi, bôi mỗi tối 1 lần trước khi đi ngủ, cần thực hiện nhiều đêm liền. Việc sử dụng thêm thuốc kháng sinh thì cần phải có sự tham khảo của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. \nNgoài dùng thuốc bôi, muốn chữa trị có hiệu quả mụn ở ngực thì cần giữ da sạch sẽ, thoáng mát, tắm mỗi ngày ít nhất 1 lần rồi lau thật khô không để mồ hôi ra nhiều, không nên ăn uống nhiều chất ngọt, chất béo, nên ăn nhiều rau quả, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, rượu bia, cà phê và thức ăn đồ uống quá ngọt như sữa đặc, mít, xoài.... Uống đủ nước mỗi ngày (6-8 cốc).\n- Giảm bớt căng thẳng tinh thần trong cuộc sống. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, chơi thể thao, thư giãn... xen kẽ với thời gian học tập, lao động một cách phù hợp, không thức quá khuya.\n- Tránh đổ mồ hôi quá nhiều, cần tắm và lau khô khi mồ hôi ra quá nhiều.\n- Tránh sử dụng những sản phẩm dưỡng da có quá nhiều dầu.\n- Mặc y phục vải mềm, rộng rãi, thấm mồ hôi như vải cotton.\n- Không dùng tay để nặn mụn, dễ gây nhiễm trùng da làm bệnh nặng thêm.
Trong trường hợp cháu bị mụn trứng cá do tuổi dậy thì hãy sử dụng kem Azacne, có nguồn gốc thảo dược, rất tốt trong trường hợp mụn trứng cá cháu nhé!
Chúc cháu nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan