Tất tần tật về kính áp tròng cận thị mà bạn chưa biết

Tác giả: Lê Thùy Linh. Ngày đăng: 30-05-2017

Tất tần tật về kính áp tròng cận thị mà bạn chưa biết: Kính áp tròng là loại kính rất nhỏ có đường kính bằng mắt của chúng ta. So với mắt kính thông thường kính áp tròng không được đeo trước mắt mà đeo trong mắt, điều đó có nghĩa là kính áp tròng “bơi” trong tuyến lệ của mắt bạn. Kính áp tròng cận thị giúp chữa trị các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị...

Kính áp tròng cận thị khác kính cận bằng gọng ở điểm nào?

- Kính áp tròng cận thị cũng là một thấu kính nhân tạo có hình chảo. Kính áp tròng cận thị được chế tạo có độ cong phù hợp ôm sát vào giác mạc, không bị tuột ra. Do vậy kính sát tròng không cần phải có gọng đỡ. Khi bám vào giác mạc, giữa bề mặt giác mạc và kính áp tròng cận thị là một lớp nước mắt rất mỏng, giúp kính di chuyển ở mức cần thiết để lớp nước mắt được thay mới liên tục, giảm cơ hội bám dọng các chất cặn và vi khuẩn.

Tất tần tật về kính áp tròng cận thị mà bạn chưa biết

Trước khi sử dụng kính áp tròng cận thị cần đi đo mắt và nhận tư vấn từ bác sĩ

Ngoài ra lớp nước mắt còn giúp hạn chế tối đa vi chấn thương và trầy xước giác mạc. Kính áp tròng cận thị được làm bằng chất liệu tổng hợp đặc biệt có tính ngậm nước (kính sát tròng mềm) hoặc cho phép oxy thấm qua (kính sát tròng cứng) nhằm đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của mắt.

Dùng kính áp tròng cận thị có điểm lợi gì?

+ Kính không bị nhoè khi đi trời mưa

+ Không bị hiệu ứng hình to hoặc hình nhỏ như kinh thuốc thông thường (đặc biệt là với người phải đéo kính có độ lớn)

+ Không cản trở khuôn mặt của bạn giúp bạn có lại vẻ đẹp tự nhiên vốn có

+ Không tạo cảm giác nặng trĩu lên sống mũi

+ Góc nhìn của bạn không bị hạn chế như kính thuốc thông thường

+ Kính dễ dang bị tuột ra khỏi mắt (rất thích hợp trong các hoạt động mạnh như chơi thể tha

Đối tượng bệnh nhân nào thì mới nên đeo kính áp tròng cận thị

- Các bệnh nhân có tật khúc xạ muốn đeo kính sát tròng cần được bác sĩ khám để đảm bảo không có các bệnh lý viêm nhiễm đang tiến triển tại mắt, không bị khô mắt. Người sử dụng sẽ được khám để tư vấn, chọn đúng loại kính phù hợp với mắt của mình. Ngoài ra, người đeo kính sát tròng cần nắm được qui trình tháo lắp, cách giữ vệ sinh mắt, bảo quản kính, thời gian khám và kiểm tra mắt định kỳ, một số triệu chứng khác thường để tự theo dõi.

- Trẻ em khi cần đeo kính sát tròng để điều trị nhược thị do bất đồng khúc xạ cần có sự giúp đỡ của cha mẹ. Như vậy, cha mẹ cần được hướng dẫn về cách thức sử dụng, tháo lắp... để lắp kính cho trẻ.

Chất lượng của kính áp tròng cận thị

- Hiện nay các sản phẩm của Cibavision, Bausch & Lomb, Jonhson & Jonhson là những nhà sản xuất lớn và nổi tiếng trên thế giớ về kính sát tròng là hoàn toàn đáng tin cậy, với điều kiện kính còn trong hạn sử dụng. Tuy nhiên kính nào phù hợp và các thông số lựa chọn cho từng mắt cần được xác định bởi chuyên viên kính sát tròng hoặc BS Nhãn khoa.

Tất tần tật về kính áp tròng cận thị mà bạn chưa biết-h2

Việc bảo quản và vệ sinh kính áp tròng cận thị rất quan trọng

Khi đeo kính áp tròng cận thị cần vệ sinh để đảm bảo an toàn cho mắt

- Kính áp tròng cận thị tiếp xúc trực tiếp với mô sống của cơ thể đó là giác mạc. Do vậy, quan trọng nhất là giữ vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi lắp và tháo kính. Ngâm bảo quản kính trong dung dịch theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Thay kính định kỳ theo đúng thời gian cho phép sử dụng. Không đeo qua đêm với những loại chỉ đeo ban ngày. Cần nhỏ thêm nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt và bảo vệ biểu mô giác mạc.

 

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan