Viêm vọng hạt – Căn bệnh mạn tính dai dẳng

Tác giả: Trần Thị Lệ Trân. Ngày đăng: 21-04-2017

Bệnh viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính xảy ra khá phổ biến ở người trưởng thành. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh bằng cách vệ sinh vùng họng hàng ngày sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các khói bụi độc hại hay hạn chế hút thuốc lá.

Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính thường xuất hiện phía sau thành của họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau. Các hạt này luôn luôn bị kích thích làm cho người bệnh rất khó chịu như nuốt vướng, đôi lúc có cảm giác như nuốt phải sợi tóc và ngứa họng lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày (trừ khi ngủ).

Nguyên nhân của bệnh viêm họng hạt

Có khá nhiều nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi làm cho viêm họng hạt tái phát hoặc nặng thêm như viêm nhiễm các cơ quan lân cận như viêm mũi, viêm xoang làm cho các chất nhày, mủ từ các cơ quan này chảy xuống phía sau thành họng hoặc hít phải các chất độc hại có tính chất thường xuyên như bụi đường, bụi công nghiệp trong đó có các chất hóa học, chất hữu cơ và các chất độc hại khác hoặc nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc do trong gia đình có người nghiện thuốc phả ra.

viêm họng hạt - Căn bệnh mạn tinh dai dẳng hình ảnh 1

Hoặc cũng có thể do khói bụi trong sinh hoạt hàng ngày như khói bếp, khí các lò than…Ngoài ra ở một số người mắc một số bệnh như trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh dị ứng…cũng có thể làm cho bệnh viêm họng hạt nặng thêm.

Triệu chứng của bệnh viêm họng hạt

Nói chung viêm họng hạt triệu chứng rất nghèo nàn, không sốt. Người bệnh thường có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu.

Điều trị bệnh viêm họng hạt

Việc điều trị viêm họng hạt cũng còn gặp khó khăn. Việc điều trị chỉ bằng đốt các hạt bởi hoá chất hay đốt điện thì rất khó giải quyết dứt điểm viêm họng hạt được.

Lý do khó thành công bởi vì mỗi lần đốt chỉ được một số hạt to và mỗi lần đốt như vậy lại kích thích vùng niêm mạc xung quanh đó cũng như các hạt nằm trên vùng niêm mạc đó có thể phát triển nhanh hơn.

Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần mà không điều trị hiện tượng viêm nhiễm thì khó có thể khỏi bệnh được, bệnh lại tái phát và nhiều khi còn nặng hơn. Vì vậy để điều trị viêm họng hạt có hiệu quả cao người ta khuyên cần kết hợp điều trị và loại bỏ viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc do vi nấm.

Bên cạnh đó cần khám mũi, xoang xem có bị viêm nhiễm hay không, nếu có phải điều trị kết hợp lúc đó mới hy vọng điều trị viêm họng hạt có kết quả.

Viêm họng hạt – Phòng bệnh hơn chữa bệnh


Họng là nơi giao lưu giữa đường ăn uống và đường thở vì vậy muốn phòng viêm họng hạt thì trước hết phải làm sao để không viêm họng. Vì vậy cần vệ sinh đường hô hấp trên hàng ngày thật tốt và thường xuyên như đánh răng  sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

viêm họng hạt - Căn bệnh mạn tinh dai dẳng hình ảnh 2

Đối với trẻ em cũng cần được vệ sinh họng miệng ngay từ lúc còn bé để không mắc bệnh viêm VA, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang. Bất kỳ lứa tuổi nào khi đã mắc bệnh đường hô hấp trên thì cần được điều trị dứt điểm ngay từ lúc mắc bệnh lần đầu không để bệnh trở thành mạn tính.

Hậu quả của viêm họng cấp là gây nên viêm họng hạt mà khi đã viêm họng hạt sẽ khó khăn trong việc điều trị.Thông thường bệnh thuộc đường hô hấp trên có liên quan mật thiết với nhau vì vậy cần  được khám một cách toàn diện khi nghi có bệnh ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp trên.

Để tránh hít phải khí độc hại trong nhà máy, hầm lò, phòng thí nghiệm có hoá chất cần có bảo hộ lao động thật tốt như đeo khẩu trang. Tránh tiếp xúc với các chất kích thích hóa học. Những hạt vật chất trong không khí từ việc đốt các nhiên liệu, cũng như hóa chất gia dụng thông thường có thể gây kích thích cổ họng.

Vệ sinh môi trường tốt là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng bệnh viêm họng nói chung và viêm họng hạt nói riêng. Không nên hút thuốc vì hút thuốc ngoài việc gây viêm họng còn có nguy cơ gây nhiều bệnh khác.

Nếu bạn bị dị ứng theo mùa hoặc phản ứng dị ứng liên tục với bụi, nấm mốc, hoặc lông vật nuôi, bạn sẽ dễ bị viêm họng hơn những người không bị dị ứng.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Viêm vọng hạt – Căn bệnh mạn tính dai dẳng

Bệnh viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính xảy ra khá phổ biến ở người trưởng thành. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh bằng cách vệ sinh vùng họng hàng ngày sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các khói bụi độc hại hay hạn chế hút thuốc lá.

Cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn khá nguy hiểm nếu có biến chứng do đó cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh bạch hầu. Hiện nay bệnh cực kỳ hiếm gặp do đã có vắc-xin phòng ngừa.

Viêm tai xương chũm

Xương chũm là một bộ phận cấu thành của tai giữa. Viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào - tai giữa, nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn Streptococcus.Viêm tai xương chũm là bệnh lý hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tích tổn thương tìm thấy ở xương chủ yếu là viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương làm các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá vỡ dần, các ổ mủ tập trung lại thành túi mủ, đôi khi có những khối xương mục. Lớp vỏ ngoài của xương có thể bị thủng và mủ chảy ra ngoài ngay dưới da hoặc có thể đổ vào nội sọ gây những biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng

Viêm họng là gì?Tìm hiểu, tổng quan, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh. Dấu hiệu nhận biết. Bệnh có nguy hiểm không? Phòng ngừa bệnh, thuốc và cách chữa hiệu quả. Viêm họng cấp tính và nhiễm trùng họng có thể do vi khuẩn hoặc vi-rút gây ra. Khoảng 40% -60% các trường hợp viêm họng là do vi-rút gây ra và khoảng 15% là do liên cầu khuẩn Streptococcus.

Chấn thương mũi

Chấn thương mũi là phổ biến, thường gặp nhất là gãy xương và chảy máu mũi. Đa số các ca chảy máu thường tự cầm mà không cần điều trị. Bệnh nhân thường có khối máu tụ vách ngăn, chảy nước mũi dịch não tủy (chất lỏng trong suốt từ mũi), răng không khép khít hàm được hoặc hiện tượng nhìn đôi thường đi kèm với chấn thương gãy mũi.