Đau dây thần kinh tọa, ai cũng có thể mắc phải

Tác giả: Thanh Nguyễn. Ngày đăng: 08-05-2017

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở bất cứ ai hay bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên những người làm những công việc tay chân nặng nhọc là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh.

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Đau dây thần kinh tọa, ai cũng có thể mắc phải hình ảnh 1

Đau dây thần kinh tọa hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ... làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái chứng đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa biểu hiện ra sao?

Biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau đến mắt cá ngoài bàn chân.

Khi đó, người mắc bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ có cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên. Ngoài ra, tùy từng bệnh nhân có những biểu hiện sau:

-        Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.

-        Cột sống cứng, bị đau khi chuyển dịch hoặc nghiêng người .

-        Khó cúi người xuống vì đau.

-        Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá).

-        Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Đau tăng thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi,...

-        Nếu tình trạng đau kéo dài có thể thấy teo cơ bên chân đau.

Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đại tiểu tiện không tự chủ.

Vô vàn nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh toạ như: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn). Viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc, bướu gây chèn ép đường đi rễ thần kinh tọa, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh do đái tháo đường, lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ… trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng do đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống. Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ: nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Một số trường hợp chịu lực quá nặng, đĩa đệm vỡ gây đau cấp tính.

Điều trị đau dây thần kinh tọa cần kết hợp nhiều phương pháp

Việc điều trị đau dây thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.

Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày - tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.

Khi nào cần phẫu thuật?

Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị như thế nào cho phù hợp nhưng đa số việc điều trị đau dây thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

Đối với bệnh nhân đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau dây thần kinh tọa mạn ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân. Nếu được chỉ định chính xác, điều trị bảo tồn đúng mức thì hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục. Tuy nhiên, khi điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động. Riêng một số bệnh nhân có các triệu chứng nặng như đau quá mức, bàn chân rớt, liệt vận động, … thì phải phẫu thuật sớm. Chỉ định phẫu thuật cần phải xem xét thận trọng, kết hợp với phương pháp phẫu thuật tốt và kỹ thuật mổ tốt mới đem lại kết quả thỏa đán

Đề phòng bệnh tái phát

Để phòng bệnh đau dây thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Nhất là đối với bệnh nhân đã từng mắc bệnh, sẽ giúp phòng ngừa tái phát bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như mang vác nặng, vác balô nặng, bóng chuyền, tennis. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.

Đau dây thần kinh tọa, ai cũng có thể mắc phải hình ảnh 2

Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.

Đối với những người thường xuyên phải lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Thay đổi lối sống giúp cải thiện bệnh động kinh

Bệnh động kinh là một căn bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh thần kinh xảy ra do hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn. Động kinh có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật kết hợp với thay đổi lối sống.

Liệu bạn có đang gặp những triệu chứng bệnh Alzheimer?

Alzheimer là một bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ, suy nghĩ và trí nhớ của con người. Cùng Finizz.com điểm qua các triệu chứng bệnh alzheimer dưới đây nhé.

Loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần là một thuật ngữ tâm thần có nghĩa rộng, mô tả một trạng thái tinh thần, trong đó người bệnh bị mất khả năng phân biệt giữa suy nghĩ thực và suy nghĩ không thực, cảm giác. Có niềm tin kỳ lạ (ảo tưởng), nhìn thấy và nghe thấy những điều không tồn tại (ảo giác), bất động tư thế (căng trương lực) có thể xảy ra trong một giai đoạn loạn thần. Những người dùng chất gây nghiện bất hợp pháp và những người có bệnh lý tâm thần như tâm thần phân liệt, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực có nguy cơ bị rối loạn tâm thần. Mặc dù không phổ biến, bệnh nhân có thể trải qua giai đoạn loạn thần kinh gây nguy hiểm và tổn thương chính mình và người khác.

Muốn ngủ ngon đừng bỏ qua các cách trị mất ngủ dưới đây

Bạn liên tục bị trằn trọc? Tỉnh giấc nữa đêm vì không ngủ được? Vậy thì còn chừng chờ gì nữa mà không tham khảo các cách chữa mất ngủ của Finizz.com dưới đây.

Học cách bắt bệnh khi bị đau nửa đầu trái và phải

Đau nửa đầu trái hay phải đều là dấu hiệu của nhiều căn bệnh tiềm ẩn khác nhau. Hãy cùng Finizz.com khám phá nhé.

Đừng chủ quan với bệnh viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh lây nhiễm và có khả năng thành dịch. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Đau dây thần kinh tọa, ai cũng có thể mắc phải

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở bất cứ ai hay bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên những người làm những công việc tay chân nặng nhọc là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh.

Nhức đầu ở trẻ em

Nhức đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh phổ biến, xảy ra ở 90% ở trẻ tuổi học đường. Có nhiều loại nguyên nhân gây nhức đầu trẻ em, từ những nguyên nhân thường gặp không có hại đến những nguyên nhân nghiêm trọng nhưng ít gặp. Giống như ở người trường thành, trẻ em có thể mắc nhiều loại nhức đầu khác nhau như nhức đầu migrain, nhức đầu liên quan đến stress (nhức đầu do căng thẳng), cũng có thể mắc nhức đầu hàng ngày mạn tính.

Ngất xỉu lúc đi tiểu

Ngất xỉu khi đi tiểu hoặc ngay sau khi đi tiểu thường xảy ra ở nam giới lớn tuổi khi tiểu tiện ban đêm. Điều này xảy ra bởi vì việc tiểu tiện kích thích các dây thần kinh phế vị mà sau đó gây ra tụt huyết áp và nhịp tim chậm nên dễ ngất xỉu. Một số loại thuốc, uống rượu và bị mất nước có thể làm tăng tần số ngất xỉu khi đi tiểu.

Dấu hiệu cảnh báo hội chứng Parkinson

Hội chứng Parkinson là bệnh do thoái hóa tế bào thần kinh ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể. Đây được coi là một căn bệnh thời đại bởi số lượng người bệnh ngày càng tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới