Bà bầu đi tiểu đêm nhiều lần rất có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tác giả: Ngọc Nguyễn Thị Bích. Ngày đăng: 22-05-2017

Tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai. Phát hiện sớm những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ gặp biến chứng cho cả mẹ và bé.

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Bệnh tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Một số phụ nữ phát hiện tiểu đường thai kỳ có thể thực sự đã bị tiểu đường nhẹ trước khi mang thai mà không được chẩn đoán.

Bà bầu đi tiểu đêm nhiều lần rất có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ hình ảnh 1

Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai và ở các phụ nữ này thì:

  • Chuyển sang bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 5-10 năm sau khi sinh.
  • 10-50% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Sau khi sinh, lượng đường trong máu của người mẹ sẽ ổn định.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải cần hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Vậy triệu chứng tiểu đường thai kỳ là gì? Dưới đây là một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên lưu ý:

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: Thường xuyên có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn”

Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Khi mang thai, do sư gia tăng của hoóc-môn hCG và áp lực trên bàng quang gia tăng, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy “buồn tiểu” nhiều hơn bình thường. Đây là một hiện tượng khá bình thường, xảy ra với hầu hết các phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, các mẹ thường bỏ qua chi tiết này và không biết mình đã “dính chưởng”.

Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bởi khi luợng glucose không được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, thận sẽ “phản ứng” bằng cách xả vào nước tiểu. Điều này khiến cơ thể phải sản sinh thêm lượng nước tiểu, và hệ quả là bạn sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn. Trao đổi thêm với bác sĩ nếu thường xuyên phải thức vài lần mỗi đêm để đi tiểu vì rất có thể đây chính là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ đấy.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: Cảm thấy khô miệng, khát nước

Giống như một chuỗi tuần hoàn, lượng đường trong máu cao đòi hỏi bạn phải đi tiểu nhiều hơn, và việc thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh lại khiến cơ thể mất nước, cần bổ sung thêm nước. Cứ như vậy, những mẹ bầu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thuờng.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: Ăn “không kiểm soát”

Một trong những dấu hiệu khác tiểu đường thai kỳ khác nữa đó là ăn không kiểm sát. Phải “ăn cho hai người” cùng lúc nên việc ăn nhiều là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy đói và lúc nào cũng thèm ăn, dù rằng vừa “ních” thêm một khẩu phần ăn khổng lồ, bạn có thể cần phải xem lại. Những người bị tiểu đường thai kỳ thường là do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Không đủ năng lượng cần thiết, cơ thể liên tục gửi “tín hiệu” cho não cảm thấy đói, và làm bạn cũng cảm nhận cơn đói “đeo đẳng”.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: Nguy cơ nhiễm trùng “cô bé” gia tăng

Lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến những vi khuẩn và các loại nấm men ở “cô bé” tăng cao, và nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cũng cao hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi… thì rất có thể đây là dấu hiệu tiểu đường thai kì. Mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ nhé.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: Mắt mờ trong thời gian ngắn

Mờ mắt cũng có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột, và cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi này dẫn đến tình trạng mờ mắt trong một thời gian ngắn. Tầm nhìn của bạn sẽ trở lại bình thường khi cơ thể thích nghi.

Ngoài các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ như trên, mẹ bầu cũng nên cẩn thận, thường xuyên kiểm tra máu nếu vô tình “sở hữu” một trong những điều sau:

-        Có mức cân nặng vượt chuẩn, chỉ số khối của cơ thể (BMI) vượt quá 30

-        Từng sinh bé có nặng hơn 4,5 kg

-        Tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc có người thân bị tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.

Khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, bạn  cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp.

Bệnh ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Nếu không kiểm soát, lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Bé của các bà mẹ bị bệnh tiểu đường có thể nặng đến 4kg khi sinh. Đó là lý do khi bé mới sinh mà có cân quá nặng thì bác sĩ phải nghi ngờ đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.

Bà bầu đi tiểu đêm nhiều lần rất có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ hình ảnh 2

Con của các bà mẹ bị tiểu đường không bị bệnh tiểu đường. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu. Mối lo ngại lớn nhất là trong 4-6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycaemia (hiện tượng giảm đường huyết). Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Đối với hầu hết phụ nữ, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, họ vẫn có nguy cơ cao của bệnh tiểu đường sau này. Đối với những phụ nữ có bệnh tiểu đường nhẹ trước khi mang thai, họ sẽ bị suốt đời.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Dinh dưỡng cho Bà bầu trong 9 tháng thai kỳ

Dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần sự để tâm đặc biệt trong thai kỳ. Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.

Bà bầu đi tiểu đêm nhiều lần rất có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai. Phát hiện sớm những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ gặp biến chứng cho cả mẹ và bé.

Thuốc chữa đau bụng kinh nguyên phát và những điều cần lưu ý

Thuốc chữa đau bụng kinh nguyên phát và những điều cần lưu ý. Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là khi cơn đau xuất hiện cùng với chu kỳ kinh nguyệt. Nếu như bạn thường xuyên bị đau bụng kinh, thì đừng quá lo lắng nhé vì có đến hơn một nửa phụ nữ bị đau 1-2 ngày hàng tháng khi có kinh.

Bị rong kinh – Chữa ngay nếu không muốn bị vô sinh

Bị rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 - 80ml/chu kỳ). Bị rong kinh có thể gây ra những hậu quả rất lớn đến sức khỏe do máu bị mất đi nhiều.

Triệu chứng mãn kinh bạn đã biết?

Triệu chứng mãn kinh bạn đã biết? Nếu tuổi dậy thì đánh dấu sự bắt đầu của quá trình sinh sản, thì mãn kinh đánh dấu sự kết thúc của quá trình sinh sản ở người phụ nữ. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được những triệu chứng mãn kinh bạn nhé!

Xét nghiệm mang thai sớm cách nào chính xác nhất?

Xét nghiệm mang thai sớm không chỉ giúp xác định có thai mà còn giúp bạn nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình khi mang thai nữa đó!

Nguyên nhân nào khiến sảy thai tự nhiên liên tiếp liên tiếp?

Sảy thai tự nhiên liên tiếp được định nghĩa là khi bị sảy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sảy thai nên đi khám toàn diện. Trên thực tế, chỉ có một số nhỏ phụ nữ (1%) bị sảy thai tự nhiên liên tiếp mà thôi.

Kinh nguyệt bất thường – Một trong những triệu chứng tiền mãn kinh

Kinh nguyệt bất thường – Một trong những triệu chứng tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, là khoảng thời gian trong đó cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên. Phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu ở lứa tuổi khác nhau, thông thường điều này xảy ra ở độ tuổi 40.

Điều trị bệnh trĩ thông qua việc thay đổi lối sống

Để việc điều trị bệnh trĩ tại nhà hiểu quả, bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước đồng thời thường xuyên luyện tập thể thao.

Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung nhờ xét nghiệm Pap

Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung nhờ xét nghiệm Pap. Bạn có biết cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây ra cái chết hàng đầu ở nữ giới. Việc phát hiện ra những dấu hiệu ung thư cổ tử cung trong giai đoạn sớm là điều hết sức quan trọng trong việc điều trị và phòng tránh ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác.

Nguy cơ vô sinh vì hội chứng buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang hay còn gọi là hội chứng đa nang buồng trứng thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng này nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của phụ nữ.

Kinh nguyệt thất thường có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung

Mặc dù bệnh u xơ tử cung chỉ là một khối tăng trưởng lành tính, tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng càng cao

Ung thư buồng trứng là khi các khối u ác tính hình thành ở buồng trứng, ung thư có thể hình thành ở một hoặc cả hai buồng trứng. Phụ nữ ngoài 55 tuổi hoặc người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lòng khó nói của chị em phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt, nỗi lòng khó nói của chị em phụ nữ. Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt mà không biết chia sẻ cùng ai, hãy tham khảo một số giải đáp thắc mắc của bác sĩ dưới đây để hiểu hơn về tình trạng của mình nhé!.

Bệnh lạc nội mạc tử cung có phải là nguyên nhân gây vô sinh?

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh lý này nguy hiểm ra sao? Hãy cũng Finizz. com tìm hiểu nhé!.

Hiểu về tiền sản giật khi mang thai để bảo vệ mẹ và con.

Tiền sản giật khi mang thai thường gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến và được coi là một trong những vấn đề sản khoa nghiêm trọng trong thai kì.

Cao huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp thai kỳ là hiện tượng tăng huyết áp sau tuần thứ 20 của thai kỳ, xảy ra ở 6-7% phụ nữa mang thai, và thường thấy nhất ở lần mang thai đầu tiên. Nếu bệnh nặng và không được điều trị có thể gây thiệt hại cho thận, tim và não. Rối loạn này cũng có thể dẫn đến tiền sản giật, một biến chứng nghiêm trọng của thời kỳ mang thai gây co giật, chảy máu và các vấn đề khác.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm tổ tuyến cổ tử cung là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng cách nào? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu hiệu quả và tốt? Bác sĩ giỏi chữa Viêm lộ tuyến cổ tử cung tại Hà Nội và Hồ Chí Minh? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung giá bao nhiêu tiền? Xét nghiệm viêm lộ tuyến cở tử cung ở đâu? Viêm lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng các tuyến, có chức năng bài tiết dịch nhày ở cổ tử cung bị lộ ra ngoài và nhiễm khuẩn. Đây là căn bệnh phụ khoa gặp nhiều ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chị em. Bệnh còn có nguy cơ trở ngại chức năng sinh sản ở nữ giới như sảy thai, sinh non, hiếm muộn, thậm chí vô sinh,… nếu không được điều trị kịp thời.

Xuất huyết âm đạo bất thường – Dấu hiệu của thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi một trứng đã thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung. Khi phát triển, thai ngoài tử cung có thể làm vỡ ống dẫn trứng dẫn đến xuất huyết nội nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng.

Nước tiểu chuyển màu coi chừng bị viêm đường tiết niệu

Đừng chủ quan khi bị viêm đường tiết niệu bạn nhé, vì nếu bệnh không điều trị sớm nên có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thận, suy thận, nhiễm trùng máu hay thậm chí là vô sinh.

Bệnh u nang buồng trứng - Không nguy hiểm nhưng cũng đừng chủ quan

Bệnh u nang buồng trứng là bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không quá nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể diễn tiến đến một số biến chứng nguy hiểm.

Học cách nhận biết dấu hiệu ung thư vú

Bạn đã biết cách nhận biết các dấu hiệu ung thư vú hay chưa? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm vùng chậu chữa ngay kẻo vô sinh

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm vùng chậu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kéo dài khác.

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ. Căn bệnh này thường gặp ở những phụ nữ bị viêm nhiễm vòi tử cung, có tiền sử bệnh viêm vùng chậu hoặc mang thai ngoài tử cung, sử dụng vòng tránh thai.

U nang buồng trứng

Là túi chất lỏng bất thường hình thành trong buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể, di căn vào buồng trứng. Các loại u nang buồng trứng: u nang nội mạc tử cung (endometriomas), u nang tuyến (cystadenomas), u nang da (dermoid) và buồng trứng đa nang.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là gì?Tìm hiểu, tổng quan, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh. Dấu hiệu nhận biết. Bệnh có nguy hiểm không? Phòng ngừa bệnh, thuốc và cách chữa hiệu quả. Nhiễm trùng vùng chậu là những nhiễm trùng có liên quan đến ống dẫn trứng, tử cung và / hoặc buồng trứng