Tiểu đường thai kỳ

Tác giả: Nguyễn Ngọc Tĩnh. Ngày đăng: 17-06-2016

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng nồng độ glucose trong máu cao khi mang thai. Các điều kiện sau đây làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ: trên 25 tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường thai kỳ trước, béo phì, huyết áp cao.

Tổng quan

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng nồng độ glucose trong máu cao khi mang thai. Các điều kiện sau đây làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ: trên 25 tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường thai kỳ trước, béo phì, huyết áp cao. Phụ nữ bị rối loạn này có nhiều khả năng có em bé cân nặng khi sinh cao bất thường), trẻ sơ sinh có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên, sinh non, và khó khăn khi mang bầu do thai nhi quá lớn.

Triệu chứng

Một số phụ nữ không có triệu chứng. Những người khác có thể: đi tiểu vào ban đêm, chóng mặt, nhìn mờ, khát nước, đi tiểu nhiều, nôn mửa quá mức.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Đo nồng độ glucose trong máu sẽ được thực hiện bao gồm xét nghiệm dung nạp glucose.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm mang thai BHCG, xét nghiệm nước tiểu.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ đường trong máu. Điều trị bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc làm giảm glucose và sự giám sát chặt chẽ thai nhi trong thai kỳ.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Insulin là hormon được sản xuất bởi tuyến tụy, giúp điều hòa lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Tiền tiểu đường (đường huyết cao)

Là tình trạng đường huyết cao, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp II, đột quỵ và bệnh tim. Đây là hiện tượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng không đáp ứng các tiêu chí để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Những người trên 45 tuổi, thừa cân và ít vận động có nguy cơ cao mắc chứng tiền đái tháo đường.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng nồng độ glucose trong máu cao khi mang thai. Các điều kiện sau đây làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ: trên 25 tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường thai kỳ trước, béo phì, huyết áp cao.