Sốt và truyền dịch khi mang thai nên sinh con bị tim bẩm sinh?

Xin chào BS,

Tôi 32 tuổi, bé đầu bị tim bẩm sinh, dạng thông liên thất quanh màng, kích thước 7 mm. Cháu đã mổ lúc 4 tháng tuổi (bây giờ cháu hơn 3 tuổi). Qua những lần thăm khám định kỳ thì tình hình sức khỏe của cháu tốt.

Trước khi có bầu cháu, sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường. Trong 3 tháng đầu mang thai, tôi có tiếp xúc với 1 số đồng nghiệp bị cúm, nhưng không bị lây nhiễm mặc dù tôi rất nghén trong 4 tháng đầu. Đến tuần 20 tôi ốm sốt và phải truyền dịch. Rất nhiều lần siêu âm ở bệnh viện nhưng không phát hiện bé bị tim bẩm sinh. Đến khi sinh ra mới biết. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bị bệnh này?

Vợ chồng tôi định sinh bé thứ 2 nhưng lo lắng sẽ bị như bé đầu. Có phải sinh con đầu lòng bị tim bẩm sinh thì chắc chắn bé thứ 2 cũng bị? Tôi đã đi tiêm rubella, cúm, viêm gan B. Mong BS tư vấn để sinh bé khỏe mạnh.

(Bạn đọc Nga Huỳnh có SĐT: 0908090…)

(2017/07/04 13:33)

Chào bạn,

Bệnh tim bẩm sinh chỉ xảy ra từ 8-12 trẻ trong 1.000 lần sinh ra sống. So với các dị tật bẩm sinh khác thì tim bẩm sinh là dị tật thường gặp nhất. 

Bệnh tim bẩm sinh trong đa số trường hợp là không biết nguyên nhân. Chỉ một só trường hợp chứng minh được bệnh tim bẩm sinh có yếu tố di truyền, môi trường. Một số bệnh lý di truyền làm tăng cao nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh như: Down, 3 NST 18, 3 NST 13, hội chứng Turner, hội chứng DiGeorge, hội chứng William, hội chứng Noonan, hội chứng Marfan… 

Ngoài ra, còn có thể do người mẹ lớn tuổi, mẹ bị đái tháo đường, dùng một số thuốc Vitamin A liều cao, thuốc chống động kinh hoặc một số thuốc có chất độc arsen, cảm cúm... Những bệnh lý kể trên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh chứ không bắt buộc có các bệnh lý này thì chắc chắn sẽ mắc tim bẩm sinh.

Đa phần các trường hợp bị tim bẩm sinh là xuất hiện đơn độc và không tìm được nguyên nhân để giải thích. Thậm chí, nhiều nhân viên y tế cũng bị tim bẩm sinh, do đó không thể nào nói trước được ai có khả năng sinh con bị tim bẩm sinh.

Như đã nói ở trên, trong rất nhiều trường hợp không thể tìm được nguyên nhân gây nên bệnh tim bẩm sinh. Trong trường hợp của bạn chúng tôi cũng không thể quy kết cho một nguyên nhân nào.
Bạn 32 tuổi, việc sinh bé thứ 2 như dự định là việc nên làm, khả năng bị tim bẩm sinh của cháu bé thứ 2 có cao hơn so với quần thể chung. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh ở cháu bé thứ 2 không phải là cao và cũng không phải là lý do để các cặp vợ chồng quyết định không sinh con. 

Do đó, bạn muốn giảm nguy cơ sinh con bị bẩm tim sinh thì:

- Nên sinh con ở độ tuổi thích hợp (ví dụ người mẹ sinh con sau 35 tuổi thì nguy cơ rối loạn NST cao, sinh con nguy cơ bị dị tật trong đó có dị tật tim bẩm sinh cao hơn).

- Điều trị tất cả bệnh lý về chuyển hóa, đặc biệt là đái tháo đường trước khi lên kế hoạch mang thai, với những phụ nữ thì nên tiêm ngừa Rubella,

- Có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, rượu bia, không dùng chất kích thích và đặc biệt là tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc nam, thuốc tây nếu như không được tư vấn kỹ càng trong thai kỳ.

- Khi có thai bạn nên khám thai định kỳ và siêu âm tim bào thai trong khoảng 18-22 tuần.

Bạn có thể đến Phòng mạch chuyên khoa Tim mạch Nhi của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Thanh Lan
34/41 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TPHCM
ĐT: 0918 425 567 - 08 38 644 171
Email: [email protected]
Thời gian khám bệnh: 
+ Thứ 2 - thứ 7: 17g - 20g
+ Chủ nhật: nghỉ.

Nếu bạn muốn khám tại phòng khám của BS, xin vui lòng đặt lịch khám ngay trên Finizz.com - trang web đặt lịch khám nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí. 

Thân ái.

 

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan