Tiêu Hóa

Mn cho e hỏi.e thường xuyên đau thượng vị.không ợ chua.đôi khi đau quanh rốn.huyết áp tụt.hay bị hóa mắt khi thay đổi tư thế.mn cho e lời khuyên về bệnh của e được không

Lan

(2014/09/09 04:20)

Chào bạn, đau bụng, đặc biệt đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức), là triệu chứng khá phổ biến trong các bệnh thông thường. Phần lớn bệnh nhân cho rằng họ bị đau dạ dày. Tuy nhiên, nhiều khi tình trạng đau bụng này lại do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất của đau vùng thượng vị:
1. Đau dạ dày
- Đau thường xuất hiện trước hoặc sau bữa ăn, hay sau khi uống rượu hoặc hút nhiều thuốc lá.
- Đau nóng rát, hoặc đau chói/quặn.
- Có thể kèm cảm giác đầy hơi ở bụng, ợ hơi, ợ chua hoặc buồn nôn.
- Hay gặp ở người lớn tuổi do sử dụng nhiều thuốc kháng viêm giảm đau.
2. Đau gan hay đường mật
Hay gặp nhất là đau do bệnh lý túi mật.
- Đau thường xuất hiện sau những bữa ăn có nhiều chất béo.
- Đau nặng hay tức vùng thượng vị, hoặc lệch sang dưới sườn phải. Có thể đau lan lên vai bên phải.
- Bệnh nhân có thể đã hoặc đang bị vàng mắt, vàng da, nước tiểu vàng sậm màu. Một số ít có thể bị sốt, đầy hơi ở bụng.
3. Rối loạn chức năng đại tràng
50% bệnh nhân đau vùng thượng vị có thể bị rối loạn chức năng ở ruột già. Triệu chứng bệnh thường giảm sau khi đi đại tiện, nặng lên khi uống nhiều rượu bia, ăn nhiều gia vị nóng/cay, căng thẳng tâm lý, hoặc mất ngủ...
4. Nhiễm ký sinh trùng tiêu hóa
Các loại giun, sán cũng có thể gây đau bụng vùng thượng vị, kèm theo rối loạn đại tiện, nổi mề đay, thiếu máu, gầy ốm.
5. Bệnh tim mạch
Đau bụng vùng thượng vị có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh thiếu máu cơ tim, một số người bị bệnh mạch máu ở bụng hay ruột (hiếm gặp).
6. Sang chấn tâm lý
Người bị căng thẳng, lo âu kéo dài cũng có thể cảm thấy đau bụng thượng vị mơ hồ, kèm theo chán ăn, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung, giảm trí nhớ.
7. Dùng nhiều mì chính
Khi nấu ăn, sử dụng nhiều bột ngọt hay do cơ thể nhạy cảm, một số người sẽ có triệu chứng đau tức vùng thượng vị sau ăn, kèm theo nhức đầu, dị cảm vùng da mặt hay rối loạn đại tiện.
Việc chẩn đoán bệnh không chỉ đơn thuần dựa vào triệu chứng bệnh mà đôi khi còn cần sự trợ giúp của các phương tiện xét nghiệm khác. Do vậy, nếu đau bụng thượng vị kéo dài hơn 2 tuần nên nhờ một bác sĩ nội khoa kiểm tra, điều trị đúng nguyên nhân và theo dõi diễn tiến.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan